Thành lập công ty là một câu chuyện không quá phức tạp, tuy nhiên nếu không đảm bảo các yếu tố sau công ty sau khi thành lập sẽ phát sinh nhiều vấn đề, thực hiện thêm nhiều thủ tục, thậm chí là bị cơ quan nhà nước phạt vì vô tình vi phạm pháp luật mà không hề hay biết. Khi đó, công ty vừa tốn chi phí, thời gian thực hiện thêm các thủ tục, vừa ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
Vậy để bắt tay vào thành lập công ty, điều đầu tiên mà chúng ta cần quan tâm là gì?
Loại hình doanh nghiệp
Theo quy định của pháp luật, hiện nay có 4 loại hình doanh nghiệp bao gồm:
– Doanh nghiệp tư nhân (DNTN).
– Công ty cổ phần.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH).
– Công ty hợp danh.
Tùy vào số lượng thành viên tham gia mở công ty, mục đích kinh doanh mà doanh nghiệp có thể chọn loại hình phù hợp.
Tên doanh nghiệp
Tên của doanh nghiệp bao gồm hai yếu tố: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng (Ví dụ: Công ty cổ phần PhanLaw VietNam). Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã được đăng ký, không được vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của cá nhân, tổ chức đã được bảo hộ. Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đặt tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nên khi thành lập công ty cần phải kiểm tra xem tên doanh nghiệp của mình có vi phạm quy định pháp luật hay không để tránh trường hợp tranh chấp xảy ra sau này và phải đổi tên.
Vốn điều lệ
Hiện nay, pháp luật không quy định vốn điều lệ tối thiểu trừ những ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định. Việc đăng ký vốn điều lệ còn ảnh hưởng tới mức đóng thuế môn bài của doanh nghiệp. Do đó, khi thành lập công ty, doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật và lựa chọn mức vốn điều lệ cho phù hợp.
Ngành nghề kinh doanh
Hiện nay, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện khi đi vào hoạt động, đảm bảo mức vốn pháp định hoặc yêu cầu chứng chỉ hành nghề, giấy phép con. Cá nhân, tổ chức muốn thành lập công ty cần tìm hiểu xem có đáp ứng được các điều kiện hay không. Nhiều trường hợp doanh nghiệp đã thành lập nhưng không đáp ứng các điều kiện nên phải giải thể ngay sau đó hoặc bị cơ quan nhà nước xử phạt vì kinh doanh trái pháp luật.
Ngoài các yếu tố trên, các thành viên sáng lập cần quan tâm đến thỏa thuận hợp tác trước khi thành lập công ty. Để đảm bảo quyền và lợi ích của các thành viên, đồng thời không vi phạm quy định pháp luật các thành viên nên tìm đến một tổ chức tư vấn uy tín.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn