Nhượng quyền thương hiệu là một trong những hình thức có thể giúp mở rộng quy mô kinh doanh nhanh chóng với chi phí và rủi ro thấp nhất. Chi phí để mở một cửa hàng mới hoàn toàn là rất lớn, nhưng nếu quyết định nhượng quyền thì chi phí này sẽ được san sẻ với bên đối tác và công ty.
Xem thêm:
>> Ưu điểm và nhược điểm của việc nhượng quyền kinh doanh
>> Tìm hiểu các hình thức nhượng quyền thương mại hiện nay
>> Chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa hai vợ chồng thành của riêng vợ, chồng
Nhượng quyền thương hiệu.
Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Hình thức nhượng quyền thương hiệu được hiểu là hình thức kinh doanh mà một cá nhân hoặc một tổ chức khác được sử dụng thương hiệu, tên của sản phẩm hoặc dịch vụ của cá nhân, tốc chức đó để kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định, sẽ nhận được khoản phí hay phần trăm lợi nhuận, doanh thu theo thỏa thuận.
Những loại hình thức nhượng quyền thương hiệu
Các loại hình thức nhượng quyền thương hiệu bao gồm: Nhượng quyền sản phẩm (hoặc phân phối sản phẩm), nhượng quyền chuyển đổi, nhượng quyền đầu tư, nhượng quyền mô hình kinh doanh, hượng quyền công việc. Cụ thể như sau:
Nhượng quyền sản phẩm (hoặc phân phối sản phẩm)
Nhượng quyền sản phẩm (hoặc phân phối sản phẩm): dựa trên nền tảng sản phẩm, được tạo dựng trên mối quan hệ giữa nhà sản xuất và đại lý phân phối. Tại hình thức này, bên nhận quyền phân phối các sản phẩm của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền cấp phép nhãn hiệu của mình, nhưng không cung cấp toàn bộ (chỉ cung cấp một phần), hướng dẫn hệ thống kinh doanh, vận hành doanh nghiệp.
Nhượng quyền chuyển đổi
Nhượng quyền chuyển đổi: phù hợp với doanh nghiệp đã có một lượng chi nhánh hoạt động hiệu quả (tối thiểu là 6) và có mục tiêu phát triển thương hiệu mạnh hơn, phủ rộng hơn. Tại những địa điểm bên nhượng quyền đã hoạt động ổn định và có doanh thu tốt, có thể chuyển đổi những địa điểm này cho bên nhận quyền, nhượng lại (cửa hàng, cơ sở vật chất, con người…) cho bên nhận quyền. Hiểu đơn giản hơn, hình thức này yêu cầu bên nhận quyền chỉ cần đầu tư hoặc trực tiếp tham gia quản lý địa điểm có sẵn với doanh thu ổn định.
Nhượng quyền đầu tư
Nhượng quyền đầu tư: Trong trường hợp dự án có quy mô lớn, đòi hỏi vốn đầu tư lớn như các dự án bất động sản, khu công nghiệp, khách sạn, nhà hàng lớn… Các bên nhận quyền đầu tư, sẽ tham gia góp vốn và đứng vào đội ngũ quản lý để vận hành công việc kinh doanh, và tạo ra lợi tức từ khoản đầu tư ban đầu của mình, sau đó thu hồi vốn và gia tăng tỷ lệ lợi nhuận.
Hình thức nhượng quyền thương mại.
Nhượng quyền mô hình kinh doanh
Nhượng quyền mô hình kinh doanh: Bên nhượng quyền thiết lập, cung cấp một kế hoạch và quy trình thực hiện chi tiết về mọi hoạt động, cung cấp việc đào tạo, chuyển giao và hỗ trợ liên tục với mục tiêu kiểm soát chất lượng. Đây là hình thức nhượng quyền phổ biến số 1 trong tất cả các hình thức nhượng quyền, phổ biến như cửa hàng thức ăn nhanh, quán cà phê, quán trà sữa, cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, phòng tập thể hình và nhiều lĩnh vực khác… Ta có thể hiểu, bên nhận quyền mô hình kinh doanh được sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền, điểm khác biệt và quan trọng trong mô hình này là bên nhận quyền được đầu tư, hướng dẫn vận hành, marketing sản phẩm hoặc dịch vụ.
Nhượng quyền công việc
Nhượng quyền công việc: Đây là hình thức nhượng quyền với vốn đầu tư thấp, bên nhận quyền thường là một cá nhân tại những địa phương, muốn bắt đầu công việc kinh doanh và điều hành doanh nghiệp một mình. Bên nhận quyền sẽ phải mua một số trang thiết bị, sản phẩm, phương tiện… với mục tiêu đáp ứng hoàn thành tốt công việc. Hình thức này sử dụng chủ yếu tại những ngành hàng, sản phẩm lớn như ô tô, phụ tùng sửa chữa ô tô, máy bán hàng tự động, máy vi tính, xe đạp, xe máy, các thiết bị gia dụng… Nhượng quyền sản phẩm tại ngành bán lẻ chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng doanh thu của doanh nghiệp nhượng quyền. Đôi khi bên nhượng quyền cấp giấy phép một giai đoạn của quá trình sản xuất cho bên nhận quyền.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư