Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Hiện nay, hoạt động chuyển nhượng kinh doanh đã không còn xa lạ với mọi người. Tuy nhiên, không rõ mô hình có những loại nào? Phan Law Vietnam có thể giải đáp thắc này giúp tôi được không? Rất mong sớm nhận được sự phản hồi từ Quý công ty.
Xin chân thành cảm ơn!
Tìm hiểu những mô hình chuyển nhượng kinh doanh
Xem thêm:
>> Khai bổ sung hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp
>> Mức phạt khi doanh nghiệp trả lương chậm
>> 7 nhóm chủ thể kinh doanh bất động sản không cần thành lập DN
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã có sự quan tâm và gửi câu hỏi về cho công ty chúng tôi. Đối với nội dung thắc mắc của bạn, chúng tôi xin phép được trả lời như sau:
Mô hình chuyển nhượng kinh doanh được hiểu là gì?
Mô hình chuyển nhượng kinh doanh được biết tới là việc phân loại các hoạt động chuyển nhượng quyền thương mại dựa trên những tiêu chí khác nhau, đó có thể là tiêu chí theo khu vực lãnh thổ, theo tiêu chí kinh doanh, theo mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh. Tùy vào từng loại hình chuyển nhượng quyền thương mại mà sẽ có những đặc điểm tiêu biểu riêng, ưu điểm và nhược điểm riêng nhưng nhìn chung đều có vai trò:
- Giúp bên chuyển nhượng quyền phân tán rủi ro: Vì việc đầu tư vào một thị trường mới sẽ dễ gặp nhiều rào cản về thói quen mua sắm, văn hóa,…
- Giúp bên nhận chuyển nhượng quyền hạ thấp khả năng rủi ro trong kinh doanh.
- Giúp phân phối hàng hoá/dịch vụ: Bên chuyển nhượng quyền trong cùng một lúc có thể chuyển nhượng cho nhiều chủ thể khác nhau để sử dụng. Khi đó, bên chuyển nhượng quyền sẽ có thể tự xây dựng một mạng lưới phân phối các mặt hàng hóa và dịch vụ rộng lớn.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia: Các doanh nghiệp ở các quốc gia sẽ có cơ hội hợp tác, học hỏi và nhân rộng mô hình kinh doanh đã chứng minh thành công trên thương trường.
Lựa chọn mô hình chuyển nhượng kinh doanh phù hợp.
Mô hình chuyển nhượng kinh doanh gồm những loại nào?
Hiện nay, có những mô hình chuyển nhượng kinh doanh tiêu biểu như sau:
Căn cứ vào khu vực lãnh thổ:
- Chuyển nhượng quyền ở trong nước: Chủ yếu là hoạt động thương mại giữa các công ty/doanh nghiệp Việt Nam lớn với các công ty/doanh nghiệp Việt Nam vừa mới được thành lập.
- Chuyển nhượng quyền từ nước ngoài vào đất nước Việt Nam: Khi đó, bên chuyển nhượng quyền là chủ thương hiệu nước ngoài và họ sẽ thực hiện hoạt động đầu tư vào Việt Nam, như: KFC,…
- Chuyển nhượng quyền từ bên trong lãnh thổ Việt Nam ra các quốc gia khác: Các thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam sẽ thực hiện hoạt động chuyển nhượng quyền ra các quốc gia khác, như: cà phê Trung Nguyên,…
Căn cứ mục tiêu phát triển kinh doanh:
- Franchise độc quyền: Bên chuyển nhượng quyền sẽ chỉ định một số đối tác tại quốc gia họ muốn đầu tư kinh doanh để làm đối tác và phân phối sản phẩm/dịch vụ của họ. Khi đó, bên nhận quyền sẽ chi trả một khoản tiền cho bên chuyển chuyển nhượng. Sau đó, bên nhận quyền sẽ được chủ động mở thêm các chi nhánh hoặc bán lại cho chủ thể khác trong phạm vi quản lý.
- Franchise vùng: Bên nhận quyền sẽ được bán phép lại cho các chủ thể nhỏ lẻ khác kèm theo các điều kiện đã thỏa thuận với bên chuyển nhượng quyền.
Căn cứ theo tiêu chí kinh doanh:
- Chuyển nhượng quyền phân phối dựa vào loại sản phẩm/dịch vụ: Bên chuyển nhượng quyền trao quyền phân phối các sản phẩm/dịch vụ của họ trong một phạm vi và theo một khoảng thời gian nhất định cho bên nhận chuyển nhượng quyền. Tuy nhiên, bên chuyển nhận quyền chỉ được phép sử dụng các biểu tượng, khẩu hiệu, nhãn hiệu,… trong các hoạt động kinh doanh, quảng bá.
- Chuyển nhượng quyền công thức kinh doanh: Đối tượng chuyển nhượng quyền không chỉ là quyền phân phối sản phẩm/dịch vụ của bên chuyển nhượng quyền mà còn được nhận chuyển giao kỹ thuật kinh doanh cũng như cách điều hành công ty.
Trên đây là nội dung tư vấn những mô hình chuyển nhượng kinh doanh. Hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn có những vấn đề pháp lý đang vướng mắc để được tư vấn chi tiết và đảm bảo đúng pháp luật qua thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư