Hoạt động nhượng quyền thương mại là một loại hình kinh doanh rất phổ biến hiện tại. Bên nhận quyền sẽ nhận được rất nhiều lợi ích thượng thương hiệu nhượng quyền mà không phải xây dựng từ bước đầu. Đồng thời, phía nhượng quyền cũng mở rộng kinh doanh nhanh chóng và ít tốn kém nhất. Cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu thêm về hình thức nhượng quyền thương mại trong nội dung bài viết dưới đây.
Hoạt động nhượng quyền thương mại
Xem thêm
Một số lưu ý trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
Phân biệt nhượng quyền thương mại và đại lý thương mại
Yêu cầu đối với hoạt động nhượng quyền thương mại nước ngoài vào Việt Nam
Nhượng quyền thương mại được hiểu như thế nào?
Để nắm được hình thức nhượng quyền thương mại, bạn cần biết thế nào là nhượng quyền. Theo định nghĩa tại Điều 284, nhượng quyền thương mại là hoạt động như sau:
“…bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”
Theo đó, có thể hiểu đơn giản hoạt động nhượng quyền thương mại là việc bên nhận quyền thương mại và thực hiện kinh doanh theo hợp đồng nhượng quyền. Tuy nhiên, cũng cần phải xác định rõ quyền thương mại bao gồm các loại quyền sau:
- Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền;
- Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung;
- Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung;
- Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại.
Trách nhiệm của bên nhượng quyền và bên nhận quyền
Khi tiến hành hình thức nhượng quyền thương mại, ngoài những trách nhiệm được ghi nhận trong hợp đồng bên nhận quyền cũng như bên nhượng quyền đều có các nghĩa vụ cố định theo quy định chung của pháp luật. Cụ thể,
Trách nhiệm của bên nhượng quyền
Theo hướng dẫn tại Điều 287 Luật Thương mại 2005, bên nhượng quyền phải đảm bảo nghĩa vụ bao gồm:
“1. Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền;
- Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại;
- Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền;
- Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;
- Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.”
Quy định này để đảm bảo bên nhượng quyền có trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ bên nhận quyền tránh trường hợp bỏ mặc, lừa đảo để kiếm lợi nhuận
Trách nhiệm của hai bên giao kết khi nhượng quyền thương mại
Nghĩa vụ của bên nhận quyền
Tương tự như bên nhượng quyền, bên nhận quyền cũng cần đảm bảo đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 289 Luật Thương mại 2005 để có thể đảm bảo được uy tín của thương hiệu mà mình nhận quyền:
- “Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
- Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;
- Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;
- Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;
- Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;
- Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;
- Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.”
Để đội ngũ các luật sư và chuyên viên pháp lý của Phan Law Vietnam có thể hỗ trợ bạn tốt hơn trong vấn đề sử dụng hình thức nhượng quyền thương mại, hãy liên hệ trao đổi với chúng tôi ngay hôm nay thông qua các phương thức dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng đài tư vấn hôn nhân gia đình: 1900.599.995