Nhượng quyền thương mại hay nhượng quyền kinh doanh được thực hiện dưới rất nhiều các hình thức đa dạng khác nhau. Để lựa chọn cho mình mô hình nhượng quyền thương mại phù hợp nhất, bạn cần có cái nhìn tổng hợp về vấn đề này. Tham khảo nội dung bài viết dưới đây của Phan Law Vietnam để tìm hiểu rõ hơn về nhượng quyền thương mại.
Lựa chọn loại hình nhượng quyền thương mại phù hợp
Xem thêm:
Chi phí nhượng quyền thương hiệu cà phê là bao nhiêu?
Ưu điểm và nhược điểm của việc nhượng quyền kinh doanh
Tìm hiểu về các bước nhượng quyền thương mại
Mô hình nhượng quyền thương mại theo mục tiêu kinh doanh
Thực tế, chưa có một quy định nào hướng dẫn cụ thể về các mô hình nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên, dựa trên thực tế hoạt động của loại hình thương mại này có thể phân chia thành một số các mô hình chủ đạo. Đầu tiên chính là mô hình nhượng quyền dựa trên mục tiêu kinh doanh.
Nhượng quyền thương mại độc quyền
Đây là hình thức nhượng quyền thương mại độc quyền cho một bên nhận quyền duy nhất và đồng thời cấp cho bên nhận quyền quyền chủ động tự do phát triển. Bên nhận quyền thương mại độc quyền thường sẽ được tự mở thêm nhiều các cửa hàng hay bán franchise lại cho bất kỳ cá nhân, công ty nào khác trong phạm vi khu vực mà họ có thể kiểm soát được. Với các nhượng quyền này, phía chủ sở hữu thương hiệu có thể đưa thương hiệu của mình xâm nhập một thị trường mới mà đỡ tốn chi phí, công sức quản lý nhất. Bên nhận quyền sẽ là đơn vị chủ đạo phát triển dựa trên thương hiệu sẵn có.
Nhượng quyền theo khu vực
Đây là một hình thức nhượng quyền được áp dụng theo khu vực nhất định, giúp người nhận quyền được phép độc quyền về thương hiệu trong một phạm vi và một thời hạn nhất định cụ thể. Bên nhận quyền tùy thuộc vào hợp đồng nhượng quyền thương mại mà có thể bán lại hoặc không bán cho đơn vị nhượng quyền khác.
Mô hình nhượng quyền thương mại không toàn diện
Đối với hình thức nhượng quyền này, bên nhượng quyền sẽ chỉ chuyển nhượng một số loại tài sản mà thương hiệu của họ đang sở hữu.
Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh
Bên nhượng quyền ngoài việc cho phép bên nhận quyền phân phối các sản phẩm dưới dạng thương hiệu của họ mà còn được chuyển giao kỹ thuật kinh doanh, công thức điều hành quản lý doanh nghiệp và hỗ trợ cho các nhân viên của bên nhận nhượng quyền các yêu cầu, kĩ năng cơ bản.
Nhượng quyền phân phối sản phẩm
Bên nhận quyền không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm mà chỉ tập trung vào khâu phân phối ra thị trường. Bên nhận quyền chỉ được phép sử dụng biểu tượng, tên nhãn hiệu, khẩu hiệu, logo,… trong các hoạt động kinh doanh, quảng bá sản phẩm, dịch vụ.
Các loại mô hình nhượng quyền
Mô hình nhượng quyền thương mại quản lý
Trong trường hợp bên nhượng quyền có nhu cầu được theo sát bên nhận quyền để đảm bảo uy tín của thương hiệu sẽ sử dụng loại mô hình nhượng quyền này.
Nhượng quyền có đầu tư vốn
Như tên gọi, nhượng quyền có đầu tư vốn được hiểu đơn giản là việc người bán tham gia góp vốn vào cơ sở nhượng quyền. Bằng cách này, người bán có thể tham gia sâu hơn vào công việc kinh doanh của bên mua. Từ đó đưa ra các giải pháp hỗ trợ phù hợp nhất hoặc các biện pháp cân nhắc để phát triển thương hiệu gốc của mình
Nhượng quyền thương hiệu có tham gia quản lý
Đối với mô hình này, bên nhượng quyền cung cấp cả quản lý và bộ phận điều hành cho bên nhận quyền. Nó phù hợp với những bên bán có nhu cầu quản lý chất lượng chuỗi nhượng quyền thương hiệu.
Chi tiết hơn về cách thức hoạt động, sử dụng các mô hình nhượng quyền thương mại trên thực tế, bạn có thể trao đổi trực tiếp với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của Phan Law Vietnam thông qua các phương thức liên hệ dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng đài tư vấn hôn nhân gia đình: 1900.599.995