Nhượng quyền thương mại hiện là hình thức kinh doanh rất được ưa chuộng. Để tham gia và sử dụng hình thức này, bạn chắc chắn không thể bỏ qua các vấn đề pháp lý về nhượng quyền thương mại. Đây không chỉ là kim chỉ nam mà còn là lá chắn bền vững cho cả một quá trình kinh doanh lâu dài. Cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu thêm thông tin trong nội dung bài viết dưới đây.
Các quy định pháp lý về hoạt động nhượng quyền thương mại
Xem thêm:
Quy trình thành lập doanh nghiệp tư nhân gồm những bước nào?
Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
Các sai lầm thường gặp khi nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là gì?
Pháp lý về nhượng quyền thương mại được quy định tại Luật Thương mại 2005. Theo định nghĩa tại Điều 284, hoạt động nhượng quyền thương mại được hiểu là:
“…bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”
Hoạt động này sẽ được thực hiện thông qua hợp đồng nhượng quyền thương mại. Hợp đồng bắt buộc được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Thương nhân nhận quyền và thương nhân nhượng quyền đều sẽ có các quyền lợi riêng của mình theo quy định.
Quyền của thương nhân nhượng quyền
Điều 286 Luật Thương mại 2005 quy định về quyền của thương nhân nhượng quyền bao gồm:
- Nhận tiền nhượng quyền;
- Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại;
- Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ.”
Quyền của thương nhân nhận quyền
Thương nhân nhận quyền sẽ có các quyền theo quy định tại Điều 288 Luật Thương mại bao gồm:
- “Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;
- Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại.”
Phát triển kinh doanh dựa trên giá trị sẵn có
Pháp lý về nhượng quyền thương mại – hợp đồng nhượng quyền
Hợp đồng nhượng quyền thương mại là văn bản thể hiện sự thỏa thuận của bên nhượng quyền và bên nhận quyền về đối tượng thương hiệu cần được nhượng quyền. Hợp đồng thương mại phải được lập bằng tiếng Việt. Trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài, ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thoả thuận.
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, các nội dung chủ yếu của hợp đồng nhượng quyền sẽ có:
- “Nội dung của quyền thương mại.
- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
- Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
- Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.”
Thời hạn của hợp đồng theo thỏa thuận của các bên và hoàn toàn có thể đơn phương chấm dứt trước thời hạn thỏa thuận nếu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định 35/2006/NĐ-CP:
- “Bên nhận quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong trường hợp Bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 287 của Luật Thương mại.
- Bên nhượng quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong các trường hợp sau đây:
a) Bên nhận quyền không còn Giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương mà theo quy định của pháp luật Bên nhận quyền phải có để tiến hành công việc kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại.
b) Bên nhận quyền bị giải thể hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam.
c) Bên nhận quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng có khả năng gây thiệt hại lớn cho uy tín của hệ thống nhượng quyền thương mại.
d) Bên nhận quyền không khắc phục những vi phạm không cơ bản trong hợp đồng nhượng quyền thương mại trong một thời gian hợp lý, mặc dù đã nhận được thông báo bằng văn bản yêu cầu khắc phục vi phạm đó từ Bên nhượng quyền.”
Chi tiết hơn các vấn đề pháp lý về nhượng quyền thương mại mà bạn đang vướng mắc, hãy trực tiếp trao đổi cùng các luật sư của Phan Law Vietnam thông qua các phương thức liên hệ dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng đài tư vấn hôn nhân gia đình: 1900.599.995