Kính gửi Văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có một vấn đề mong nhận được giải đáp từ Quý công ty như sau:
Tôi với chồng cũ ly hôn được nửa năm rồi, tôi bị bệnh hen xuyến từ nhỏ và sức đề kháng yếu nên cơ thể hay đau ốm, công việc làm cũng không ổn định lắm nên cuộc sống cũng hơi túng thiếu. Tôi muốn hỏi là có thể yêu cầu chồng cũ cấp dưỡng hàng tháng cho tôi được không (tôi chưa kết hôn)?
Xin chân thành cảm ơn.
Xem thêm:
>> Có thể dừng cấp dưỡng cho con khi cha không có đủ điều kiện được không?
>> Có thể yêu cầu bên còn lại cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn do khó khăn hay không?
>> Xử lý tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo pháp luật
Nghĩa vụ cấp dưỡng cho vợ sau ly hôn.
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng để chia sẻ thắc mắc của mình đến Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang gặp phải, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc và tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho vợ sau ly hôn không?
Theo khoản 24 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014, Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.
Tại Điều 115 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng được thực hiện trong trường hợp: “Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.”
Theo đó, nếu bạn sau khi ly hôn mà chưa kết hôn với ai có khó khăn, túng thiếu và có lý do chính đáng thì bạn có quyền yêu cầu chồng cấp dưỡng cho bạn và tùy thuộc vào khả năng thu nhập của chồng bạn mà quyết định số tiền cấp dưỡng. Tuy nhiên, việc cấp dưỡng giữa vợ chồng cần có lý do chính đáng về việc khó khăn, túng thiếu ở đây là không có đủ khả năng lao động để duy trì cuộc sống của mình lý do dẫn đến tình trạng đấy phải là những lý do như: ốm đau, tai nạn, già yếu,… Nhưng nếu lý do là nghiện ngập, rượu chè, cờ bạc, lười biếng… thì sẽ không đủ điều kiện được cấp dưỡng. Do đó, khi bạn đáp ứng điều kiện trên, bạn có thể trực tiếp yêu cầu chồng bạn phải cấp dưỡng hoặc gửi đơn lên Tòa án nhờ Tòa án bảo vệ quyền lợi cho bạn.
Lưu ý: Bên nào có yêu cầu nghĩa vụ cấp dưỡng thì bên đó có nghĩa vụ phải chứng minh được sự khó khăn, túng thiếu của mình.
Theo Điều 119 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định, trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại, thì Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này. Ngoài ra, theo Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Do đó, nếu bên cấp dưỡng là chồng bạn không có khả năng cấp dưỡng, không thể nuôi chính bản thân chồng bạn được, thì việc chồng bạn cấp dưỡng cho bạn là không khả thi vì chồng bạn không có kinh tế để làm điều đó.
Chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho vợ sau ly hôn không?
Phương thức cấp dưỡng
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Thời điểm chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng sau khi ly hôn chấm dứt khi bên được cấp dưỡng kết hôn với người khác.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư