Kính gửi Văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có một vấn đề mong nhận được giải đáp từ Quý công ty như sau:
Ba năm trước tôi cùng chồng cũ ly hôn chúng tôi có chung một bé gái tại thời điểm đó tròn 3 tuổi, khi tôi yêu cầu cấp dương chồng tôi không chịu vì lúc đó chồng tôi còn khó khăn về kinh tế do việc làm không ổn định, tôi thấy vậy cũng không yêu cầu cấp dưỡng. Nhưng hiên giờ con càng lớn thì phải chi tiêu nhiều hơn và chồng cũ tôi hiện giờ công việc cũng đã ổn định. Vật tôi phảo làm gì để yêu cầu chồng cũ tôi cấp dưỡng cho con?
Xin chân thành cảm ơn!
Xem thêm:
>> Trường hợp tranh chấp về mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn
>> Sau ly hôn chồng cũ không chịu cấp dưỡng nuôi con thì làm sao?
>> Có thể dừng cấp dưỡng cho con khi cha không có đủ điều kiện được không?
Có thể yêu cầu bên còn lại cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn do khó khăn hay không?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng để chia sẻ thắc mắc của mình đến Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang gặp phải, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc và tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Điều kiện làm phát sinh quan hệ cấp dưỡng
⇒ Người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng phải có một trong các quan hệ huyết thống, hôn nhân, nuôi dưỡng. Người được cấp dưỡng là người chưa thành niên, hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc là người túng thiếu khó khăn.
⇒ Người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng không cùng sống chung với nhau. Nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh khi người có nghĩa vụ cấp dưỡng vì lý do nhất định không thể trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người kia; do đó, họ có nghĩa vụ phải chu cấp tiền hoặc những tài sản nhất định để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người được nuôi dưỡng, chăm sóc để bảo đảm sự sống của người đó.
⇒ Người cấp dưỡng phải có khả năng cấp dưỡng. Nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ có thể thực hiện được khi người có nghĩa vụ cấp dưỡng có khả năng kinh tế đủ để đảm bảo cuộc sống của chính mình. Nghĩa vụ cấp dưỡng phải căn cứ vào khả năng, thu nhập thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.
⇒ Sau khi ly hôn, nếu bên vợ hoặc chồng lâm vào hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu cấp dưỡng và có lý do chính đáng mà bên còn lại có khả năng cấp dưỡng thì có quyền yêu cầu vợ hoặc chồng cũ cấp dưỡng cho mình.
Có thể yêu cầu bên còn lại cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn do khó khăn hay không?
Người không trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ đối với con sau ly hôn, được quy định rõ trong Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định tại Điều 82 về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Quy định về mức cấp dưỡng
– Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
– Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Phương thức cấp dưỡng
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy theo quy định của pháp luật thì cha mẹ có nghĩa vụ chăm sóc giáo dục con ngay cả khi đã ly hôn vì khi ly hôn xong thì chỉ có quan hệ hôn nhân giữa hai vợ chồng bạn chấm dứt chứ không chấm dứt quan hệ cha mẹ con, cho dù là ai là người trực tiệp nuôi con thì người còn lại cũng phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với con, cụ thể trong trường hợp này sau khi ly hôn bạn là người trực tiếp nuôi con thì chồng bạn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con đến khi con đủ 18 tuổi.
Trường hợp này bạn có thể thỏa thuận với chồng về mức cấp dưỡng cho con, nếu trong trường hợp chồng bạn không đồng ý thì bạn có thể làm đơn gửi ra tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn cư trú để yêu cầu chồng bạn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 –Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư