Kính gửi Văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có một vấn đề mong nhận được giải đáp từ Quý công ty như sau:
Tôi và chồng ly hôn được hơn một năm rồi, khi giải quyết ly hôn thì Tòa án đã giao quyền cho tôi được nuôi con. Với mức cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng là 3 triệu đồng, trong 4 tháng đầu thì chồng cũ của tôi vẫn gửi cấp dưỡng cho con nhưng từ tháng tiếp theo thì không gửi nữa, vậy giờ tôi phải làm sao để chồng cũ của tôi thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con?
Xin chân thành cảm ơn!
Xem thêm:
>> Có thể dừng cấp dưỡng cho con khi cha không có đủ điều kiện được không?
>> Trường hợp tranh chấp về mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn
>> Nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con chưa thành niên được quy định như thế nào?
Sau ly hôn chồng cũ không chịu cấp dưỡng nuôi con thì làm sao?.
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng để chia sẻ thắc mắc của mình đến Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang gặp phải, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc và tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định Điều 82 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Sau ly hôn chồng cũ không chịu cấp dưỡng nuôi con thì làm sao
Sau ly hôn chồng cũ không chịu cấp dưỡng nuôi con thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó như sau:
Người có thẩm quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
Theo hướng dân sự yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó. Những người có thẩm quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng bao được quy định theo Điều 119, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
– Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
– Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
- Người thân thích;
- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
- Hội liên hiệp phụ nữ.
– Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
Cưỡng chế thi hành án
Trong trường hợp của bạn, hai vợ chồng đã ly hôn và trong bản án ly hôn có quyết định về việc cấp dưỡng nuôi con hàng tháng, bản án này đã có hiệu lực thi hành nhưng chồng bạn không chấp hành bản án. Bạn có thể gửi đơn yêu cầu tới cơ quan thi hành án, cưỡng chế thi hành án theo Luật thi hành án dân sự năm 2008 quy định tại điều Điều 46 như sau:
- Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.
- Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 –Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư