Những hành vi nào được coi là cản trở, ngăn cản việc học tập (cũng như ngăn cản quyền học tập) của trẻ em hiện nay? Xin mời quý khách cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
>> Mức xử phạt và hình thức xử lý bạo hành trẻ em theo luật
>> Tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi từ tháng 10/2021 trên nguyên tắc tự nguyện
>> Các hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em theo pháp luật
Vi phạm quy định về cấm cản trở quyền học tập của trẻ em bị xử lý như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
Điều 13 Luật giáo dục năm 2019 quy định về Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân được quy định như sau:
- Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
- Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn, bảo đảm giáo dục hòa nhập, tạo điều kiện để người học phát huy tiềm năng, năng khiếu của mình.
- Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em, người học là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật, người học thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.
Nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em
- Bảo đảm để trẻ em thực hiện được đầy đủ quyền và bổn phận của mình.
- Không phân biệt đối xử với trẻ em.
- Bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em trong các quyết định liên quan đến trẻ em.
- Tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.
- Khi xây dựng chính sách, pháp luật tác động đến trẻ em, phải xem xét ý kiến của trẻ em và của các cơ quan, tổ chức có liên quan; bảo đảm lồng ghép các Mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội quốc gia, ngành và địa phương.
Chính sách hỗ trợ giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của pháp luật giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp.
Vi phạm quy định về cấm cản trở quyền học tập của trẻ em
Theo Điều 30 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định về Vi phạm quy định về cấm cản trở quyền học tập của trẻ em như sau:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Hủy hoại sách, vở, đồ dùng học tập của trẻ em;
- Cố tình không thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho việc học tập của trẻ em theo quy định của pháp luật, không bảo đảm thời gian, điều kiện học tập cho trẻ em.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ học, nghỉ học.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Gây rối, cản trở hoạt động của cơ sở giáo dục dành cho trẻ em;
- Phá hoại cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập, giảng dạy của các cơ sở giáo dục dành cho trẻ em.
– Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 3 Điều này.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc chịu mọi chi phí để mua sách, vở, đồ dùng học tập cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập, giảng dạy đã bị phá hoại do thực hiện hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 3 Điều này.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 –Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư