Kính gửi Văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có một vấn đề mong nhận được giải đáp từ Quý công ty như sau:
Tôi với chồng cũ ly hôn được nửa năm rồi, Vì kinh tế của tôi không tốt nên Tòa án đá ra quyết định cho chồng cũ tôi được trực tiếp nuôi con (con tôi lúc đó 6 tuổi). Nhưng trong vòng nửa năm nay tôi mỗi lần sang nhà chồng cũ thăm con thì cả gia đình bên đó không cho tôi gặp mặt con. Sữa, quần áo tôi mua tới cho con họ đề mang vứt ra đường cùng với những lời chửi khó nghe. Bây giờ tôi muốn thăm con thì phải làm sao? Gia đình chồng cũ tôi không cho tôi thăm con có vi phạm pháp luật không? Bị xử lý thế nào?
Xin chân thành cảm ơn.
Xem thêm:
>> Ai có quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn?
>> Sau ly hôn chồng cũ không chịu cấp dưỡng nuôi con thì làm sao?
>> Cha hoặc mẹ bị hạn chế thăm nuôi con sau ly hôn trong trường hợp nào?
Chồng không cho vợ thăm con sau ly hôn.
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng để chia sẻ thắc mắc của mình đến Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang gặp phải, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc và tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Quyền thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con
Theo khoản 2 Điều 83 Luật hôn nhân gia đình 2014 đã quy định rõ: “Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”
Như vậy, cha/ mẹ trực tiếp nuôi con không được cản trở phía mẹ/ cha không trực tiếp nuôi con được gặp mặt, thăm nom con mình. Việc chồng cũ và gia đình chồng cũ của bạn ngăn cản không cho bạn thăm con là trái với quy định của pháp luật. Trong trường hợp này để giải quyết đầu tiên bạn nên thương lượng lại với chồng cũ cũng như gia đình chồng để đảm bảo quyền lợi thăm con của bạn. Trường hợp chồng bạn và gia đình chồng vẫn tiếp tục cố tình cản trở không cho bạn gặp mặt, thăm nom con, bạn có thể làm đơn yêu cầu gửi đến cơ quan thi hành án. Cơ quan thi hành án sẽ có những biện pháp cưỡng chế buộc chồng bạn và gia đình chồng thực hiện đúng nghĩa vụ theo bản án cũng như theo quy định của pháp luật.
>>> Không cho con gặp cha, mẹ sau khi ly hôn có vi phạm pháp luật không?
Chồng không cho vợ thăm con sau ly hôn thì có bị phạt không?
Tại Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định: “Điều 56. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”
Như vậy, đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Do đó, trong trường hợp chồng cũ và gia đình chồng cũ của bạn cố tình ngăn cản việc thăm con có thể bị phạt đến 10.000.000 đồng.
Tìm hiểu thêm: Thu nhập bao nhiêu thì giành được quyền nuôi con theo pháp luật?
Chồng không cho vợ thăm con sau ly hôn thì có bị phạt không?
Mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng
Bên cạnh đó, hành vi vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;
- Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Ngoài việc bị phạt tiền đối với vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, còn buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư