Kính gửi Văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có một vấn đề mong nhận được giải đáp từ Quý công ty như sau:
Tôi và chồng mới ly hôn được 2 tháng, tôi là người được trực tiếp nuôi con, chồng tôi phải dưỡng mỗi tháng cho con là 3 triệu. Nhưng chồng cũ tôi là người hay nhậu nhẹt về nhà hay đánh vợ con còn chơi bài bạc đến nợ nần rất nhiều, tôi muốn hạn chế cho chồng cũ thăm con vì sợ thằng bé bị ảnh hưởng. Vậy nên cho tôi hỏi cha hoặc mẹ bị hạn chế thăm nuôi con sau ly hôn trong trường hợp nào?
Tôi xin cảm ơn.
Xem thêm:
>> Xử lý tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo pháp luật
>> Có thể yêu cầu bên còn lại cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn do khó khăn hay không?
>> Sau ly hôn chồng cũ không chịu cấp dưỡng nuôi con thì làm sao?
Cha hoặc mẹ bị hạn chế thăm nuôi con sau ly hôn trong trường hợp nào?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng để chia sẻ thắc mắc của mình đến Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang gặp phải, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc và tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Theo Khoản 3 Điều 82 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:
“3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Như vậy, khi vợ chồng ly hôn và con được Tòa án quyết định giáo cho người cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi dưỡng thì người còn lại sẽ có được quyền thăm nom con mà không ai được cản trở. Do đó, quyền thăm nom con sau ly hôn là quyền cơ bản của người không trực tiếp nuôi con và về cơ bản là không bị hạn chế.
Tuy nhiên, nếu người cha hoặc mẹ lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì tại Khoản 3 Điều 82, người trực tiếp nuôi con có thể yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nuôi con của người còn lại và nếu được chấp thuận thì quyền thăm nom con đối với người đó sẽ bị hạn chế.
Cha hoặc mẹ bị hạn chế thăm nuôi con sau ly hôn trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 85 Luật hôn nhân gia đình 2014, khi cha/ mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên khi thực hiện các hành vi sau đây:
Bị kết án về một trong các tội
Người cha/ mẹ bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, và các hành vi trên đủ để cấu thành các tội phạm được quy định tại Chương XIV từ Điều 123 đến Điều 156 của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ xung 2017 và bị tòa án kết án về các tội này với lỗi cố ý thì sẽ bị hạn chế quyền thăm nuôi con.
Theo Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã quy định về nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Nếu khi Tòa án xét thấy người cha/ mẹ có các hành vi vi phạm các nghĩa vụ này một cách nghiêm trọng thì sẽ ra quyết định hạn chế quyền thăm nuôi con sau ly hôn.
Phá tán tài sản của con
Phá tán tài sản của con có thể được hiểu là hành vi sử dụng tài sản của con trái với nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng của con, gây hậu quả nghiêm trọng đối với tài sản riêng của con như: dùng tài sản của con cho mục đích cá nhân của cha, mẹ; dùng tài sản của con với mục đích kinh doanh bất hợp pháp; có hành vi phá hoại tài sản của con, có hành vi chiếm đoạt tài sản của con…
Như vậy, với hành vi phá tán tài sản của con đã vi phạm quy định tại các Điều 75, 76 và 77 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về việc con có quyền có tài sản riêng. Do vậy, Tòa án có thể hạn chế quyền thăm nuôi con của người bố khi người này thực hiện các hành vi kể trên.
Có lối sống đồi trụy
Lối sống đồi trụy là lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng đến mức tồi tệ về đạo đức, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc được sự thể hiện bằng các hành động, hình ảnh, âm thanh. Hậu quả để lại thể làm con cảm thấy mặc cảm, xấu hổ với bạn bè, người xung quanh hoặc dẫn tới ảnh hưởng bởi lối sống của người cha/ mẹ đó và rất dễ bị lôi kéo, xúi giục thậm chí ép buộc làm những điều sai trái. Vậy nên pháp luật có quyền hạn chế việc thăm nom của người này để tránh các ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của người con.
Cha hoặc mẹ bị hạn chế thăm nuôi con sau ly hôn trong trường hợp nào?
Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội
Với các hành vi dụ dỗ, lôi kéo con đi lang thang; dụ dỗ, lừa dối, ép buộc con mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy; lôi kéo con đánh bạc; dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc con hoạt động mại dâm; lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc con mua, bán, sử dụng văn hoá phẩm kích động bạo lực, đồi trụy; xúi giục con thù ghét người khác hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác. Khi cha/ mẹ có một trong những hành vi trên có thể được xác định là hành vi xúi giục, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Hậu quả để lại làm đến sự phát triển, nhận thức, giáo dục của con vậy nên người trực tiếp nuôi con hoặc người thân thích có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con.
Như vậy, trong trường hợp bạn hỏi nếu chồng bạn có những hành vi gây ảnh hưởng tới con cái được nêu ở trên thì bạn có thể yêu cầu Toàn án ra quyết định hạn chế quyền thăm nuôi con của chồng bạn sau ly hôn theo quy định tại Điều 86 Luật Hôn nhân gia đình 2014. Ngoài ra, Tòa án cũng là chủ thể có quyền quyết định về thời hạn bị hạn chế quyền và rút ngắn thời hạn này.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư