Việc đình công xuất phát từ phía người lao động khi người lao động cảm thấy quyền lợi của mình bị ảnh hưởng hoặc do người sử dụng lao động có những hành vi vi phạm dẫn đến quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng. Vậy đình công được hiểu theo quy định pháp luật thế nào? Việc thực hiện đình công dẫn đến những hậu quả gì? Để biết câu trả lời xin mời quý khách cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
>> Thế nào là đình công bất hợp pháp?
>> Bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng được quy định ra sao?
>> Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?
Đình công được hiểu theo quy định pháp luật thế nào?
Đình công được hiểu theo quy định pháp luật thế nào?
Điều 198 Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định cụ thể về đình công như sau:
“Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.”.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu đình công là việc người lao động ngừng làm việc tạm thời, tự nguyện và có sự tổ chức nhằm đạt được yêu cầu nào đó như tiền lương, tiền thưởng cuối năm, giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi, điều kiện làm việc,… Khi đình công thì người lao động đang gây áp lực lớn đến người sử dụng lao động để đòi hỏi quyền lợi và mong muốn có sự thay về chính sách từ phía người sử dụng lao động.
Trong Bộ luật Lao động 2019 có quy định về các trường hợp người lao động có quyền tổ chức đình công và các trường hợp người lao động không được phép tổ chức đình công. Như vậy, chúng ta có thể chia thành 2 loại đình công là đình công hợp pháp và đình công bất hợp pháp.
Đình công hợp pháp là những cuộc đình công được tiến hành theo đúng các trình tự quy định của pháp luật còn đình công bất hợp pháp là những cuộc đình công thiếu hoặc không tuân thủ các điều kiện luật định. Trong đó, tính hợp pháp của đình công chỉ được xét chủ yếu dưới góc độ thủ tục tiến hành đình công mà không xét về nội dung của các yêu sách trong đình công.
Đình công hợp pháp (trường hợp người lao động có quyền đình công)
Theo Điều 199 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định thì người lao động có quyền tiến hành tổ chức đình công trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;
Trường hợp 2: Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.
Như vậy, Tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này để đình công trong trường hợp đã nêu trên.
Trường hợp đình công bất hợp pháp
Nếu các cuộc đình công lớn, dài ngày sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội, gây hậu quả xấu cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh quốc gia dân tộc. Do đó, pháp luật không cho phép đình công ở nơi sử dụng lao động mà việc đình công có thể đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe, tính mạng của con người. Vì vậy, tại Điều 204 Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định các trường hợp đình công bất hợp pháp mà pháp luật cấm thực hiện, bao gồm:
Trường hợp 1: Không thuộc trường hợp được đình công quy định tại Điều 199 của Bộ luật này.
Trường hợp 2: Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.
Trường hợp 3: Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định của Bộ luật này.
Trường hợp 4: Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này.
Trường hợp 5: Tiến hành đình công trong trường hợp không được đình công quy định tại Điều 209 của Bộ luật này.
Trường hợp 6: Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 210 của Bộ luật này.
Đình công được hiểu theo quy định pháp luật thế nào?
Xử lý cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục
Tại Điều 211 Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định trình tự, thủ tục về quy trình xử lý cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục như sau:
Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được thông báo về cuộc đình công không tuân theo quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, chỉ đạo cơ quan chuyên môn về lao động phối hợp với công đoàn cùng cấp, cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp gặp gỡ người sử dụng lao động và đại diện ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để nghe ý kiến, hỗ trợ các bên tìm biện pháp giải quyết, đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại bình thường.
Lưu ý: Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật thì lập biên bản, tiến hành xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý cá nhân, tổ chức đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.
Đối với các nội dung tranh chấp lao động thì tùy từng loại tranh chấp, hướng dẫn, hỗ trợ các bên tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật này.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 –Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư