Thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục, bị gián đoạn thì có ảnh hưởng hoặc tác động như thế nào đối với chế độ thai sản đối với lao động nữ khi sinh con? và các vấn đề pháp lý liên quan đến chế độ thai sản là như thế nào? Để trả lời cho các câu hỏi trên, xin mời quý khách cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
>> Chồng được hưởng chế độ thai sản trong trường hợp nào?
>> Thời gian nghỉ thai sản là bao lâu? Có được đi làm trước thời hạn nghỉ thai sản hay không?
>> Điều kiện được hưởng bảo hiểm thai sản năm 2021 và thời gian hưởng
Có được hưởng chế độ thai sản nếu như ngừng đóng bảo hiểm trước sinh không?
Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi ngừng đóng bảo hiểm trước sinh
Theo Khoản 1 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng thai sản như sau:
Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Lao động nữ mang thai;
- Lao động nữ sinh con;
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Về chế độ thai sản
Tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng chế độ thai sản, bạn cần đáp ứng một trong các điều kiện sau:
Thứ nhất: Đóng bảo hiểm xã hôi từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh;
Thứ hai: Đã đóng bảo hiểm xã hội được 12 tháng, phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền và trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con, bạn đã đóng bảo hiểm xã hội được ít nhất là 03 tháng.
Có được hưởng chế độ thai sản nếu như ngừng đóng bảo hiểm trước sinh không?
Theo quy định tại Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014: Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này, mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
– Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
– Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
– Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 –Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư
.