Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói là gì?
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói bao gồm các dịch vụ pháp lý cần thiết để thành lập một doanh nghiệp mới. Về cơ bản, dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói bao gồm các dịch vụ chủ yếu như sau:
- Cập nhật quy định pháp luật, lập phương án, tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp, tên doanh nghiệp, cấu trúc quản lý, vốn điều lệ, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, nhãn hiệu (logo) và các vấn đề về sở hữu trí tuệ.
- Soạn thảo biểu mẫu, giấy tờ, điều lệ, nộp hồ sơ và hoàn thành thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền, khắc con dấu, mở tài khoản ngân hàng,…
- Thuế và kế toán: Hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn các công việc kế toán ban đầu, tư vấn các loại báo cáo mà doanh nghiệp phải nộp.
- Cập nhật quy định pháp luật, hướng dẫn thủ tục ban đầu về các giấy phép và tuân thủ các quy định cần thiết để hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh có điều kiện; tư vấn và hỗ trợ các công việc liên quan đến người lao động, bảo hiểm xã hội (nếu có).
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói mang đến một bức tranh tổng quan về các công việc chủ sở hữu cần làm, giúp giảm bớt gánh nặng, áp lực của quá trình thành lập doanh nghiệp, đảm bảo mọi thủ tục pháp lý được tuân thủ đầy đủ.


Thành lập doanh nghiệp trọn gói bao nhiêu tiền?
Chi phí để thành lập một doanh nghiệp có thể thay đổi tùy theo quy định của quốc gia và loại hình doanh nghiệp. Ở Việt Nam, các chi phí cơ bản mà có thể phải chi trả khi thành lập một doanh nghiệp bao gồm:
- Lệ phí đăng ký doanh nghiệp: Bao gồm các khoản phí Nhà nước để đăng ký doanh nghiệp, đăng ký giấy phép kinh doanh và các thủ tục liên quan.
- Phí tư vấn và hỗ trợ pháp lý: Bao gồm các khoản phí tư vấn, soạn thảo, hỗ trợ liên hệ cơ quan có thẩm quyền nhằm đảm bảo thực hiện mọi công việc để thành lập doanh nghiệp theo lộ trình hợp pháp, chính xác và đầy đủ.
- Các chi phí khác: Bao gồm các chi phí như in ấn, sao y công chứng, và các chi phí có thể phát sinh trong quá trình thủ tục thành lập, ví dụ như đăng ký logo, đăng ký bảng hiệu, khắc con dấu, mở tài khoản ngân hàng, mở chi nhánh, văn phòng đại diện,…


Các vi phạm về thành lập doanh nghiệp phải tránh
Thứ nhất, cũng là nghiêm trọng nhất, doanh nghiệp khi thành lập phải thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Nếu không đăng ký mà tự ý hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Trường hợp đã đăng ký nhưng bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh, mà doanh nghiệp vẫn cố tình tiếp tục kinh doanh trái phép, thì doanh nghiệp cũng bị phạt từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Thứ hai, sau khi thành lập, doanh nghiệp phải góp vốn điều lệ trong thời hạn luật định. Trường hợp không thể góp đủ vốn điều lệ hoặc có cổ đông không góp vốn như cam kết, doanh nghiệp phải ngay lập tức thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập theo quy định tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Nếu vi phạm, doanh nghiệp có thể bị phạt từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Doanh nghiệp cũng sẽ bị phạt với mức phạt trên nếu cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị, ví dụ tự nâng giá tài sản góp vốn.
Thứ ba, về vấn đề góp vốn, việc góp vốn thành lập doanh nghiệp phải đúng hình thức theo quy định của pháp luật, bao gồm các giấy phép, tài liệu, hợp đồng, biểu mẫu theo thể thức được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải đảm bảo những người góp vốn, cổ đông phải có quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp, không thuộc trường hợp bị cấm góp vốn. Nếu vi phạm, doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Thứ tư, khi thành lập doanh nghiệp, phải đảm bảo số lượng thành viên, cổ đông theo quy định. Trường hợp vi phạm, doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Cuối cùng, sau khi thành lập mà doanh nghiệp có vi phạm thuế thì doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, với những mức phạt khác nhau, tùy theo hành vi và mức độ vi phạm.
Đây là những vi phạm về thành lập doanh nghiệp cần phải tránh. Để được tư vấn chi tiết, Quý Khách hàng hãy liên hệ văn phòng luật sư có kinh nghiệm.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư