Nhượng quyền thương mại là một hình thức hoạt động kinh doanh mới nổi nhưng lại khá được ưa chuộng. Hoạt động này có thể được xem như một cách thức cải tiến trong việc cho phép kinh doanh của một doanh nghiệp. Theo đó doanh nghiệp nhượng quyền cho phép một doanh nghiệp khác nhận quyền sử dụng toàn bộ một hệ thống kinh doanh để đổi lại các khoản lợi nhuận khác. Cũng giống như cấp phép, hợp đồng chính là căn cứ ghi nhận và xác định các điều kiện nhượng quyền thương mại rõ ràng trong hoạt động này.
Điều kiện nhượng quyền thương mại là gì?
Xem thêm:
Phân loại nhượng quyền thương mại theo pháp luật hiện hành
Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
Đặc điểm hợp đồng nhượng quyền thương mại
Quy định về điều kiện nhượng quyền thương mại
Về cơ bản, điều kiện để thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại là tập hợp các tiêu chí cần đáp ứng để có thể tiến hành. Điều kiện này không chỉ áp dụng đối với bên nhượng mà còn áp dụng với cả bên nhận quyền. Mục đích chính của việc quy định những điều kiện này nhằm để bên nhượng quyền có thể thực hiện quyền cho phép hoặc quy định đối với thương nhân nhận quyền về cách thức tiến hành tổ chức kinh doanh hoặc giám sát khi vận hành.
Sau một quá trình hoàn thiện thì giờ đây các điều kiện này đã không còn quá khó khăn như trước. Pháp luật đã đơn giản hoá nhằm tạo điều kiện cho các bên tham gia. Theo quy định tại Nghị định 35/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 08/2018/NĐ-CP thì để nhượng quyền thương nhân đó chỉ cần được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.
Điều kiện về hợp đồng nhượng quyền
Hợp đồng là cơ sở xác lập cho việc nhượng quyền thương mại giữa các bên trong quan hệ này. Do vậy mà văn bản này trở thành một trong những điều kiện nhượng quyền thương mại. Chính vì có vai trò quan trọng nên cả về nội dung lẫn hình thức thì hợp đồng cũng phải tuân theo những yêu cầu riêng. Cụ thể là:
– Hình thức: Hợp đồng này phải được lập thành văn bản hoặc bằng các hình thức khác có cùng giá trị như văn bản
– Nội dung: Trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Nội dung của quyền thương mại.
+ Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
+ Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
+ Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
+ Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
+ Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp
Hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
Thương nhân để thực hiện hoạt động này thì phải thông qua thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại Cơ quan có thẩm quyền. Để đăng ký thì trước hết cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
– Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo Mẫu MD-1 Phụ lục II Thông tư 09/2006/TT-BTM.
– Bản giới thiệu theo mẫu tại Phụ lục III Thông tư 09/2006/TT-BTM.
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư là bản sao có công chứng.
– Trường hợp chuyển giao quyền sử dụng thì phải cáo văn bản bảo hộ về quyền sở hữu là bản sao có công chứng.
Bên nhượng quyền gửi hồ sơ đề nghị đăng ký tại Bộ Công thương. Nếu hồ sơ hợp lệ, việc thực hiện đăng ký được ghi vào Sổ đăng ký của cơ quan đó và sẽ được thông báo bằng văn bản trong thời gian 05 ngày làm việc.
Trên đây là nội dung tư vấn của Phan Law Vietnam về điều kiện nhượng quyền thương mại. Nếu cần được hỗ trợ trong hoạt động này, bạn có thể liên hệ Phan Law Vietnam để được thông tin chi tiết.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng Đài Tư Vấn Hôn Nhân Gia Đình: 1900.599.995