San lấp mặt bằng được hiểu là san phẳng nền đất nào đó, nghĩa là từ một mảnh đất có địa hình tự nhiên cao thấp không đồng nhất, sau quá trình đào đất ở chỗ cao nhất trong vùng đất đó vận chuyển đến vùng đất thấp và đắp chỗ đó lại thì bề mặt mảnh đất trở nên bằng phẳng. San lấp gồm công việc. Vậy mức xử phạt san lấp mặt bằng vi phạm quy định của pháp luật thì bị xử lý như thế nào?
Mức xử phạt san lấp mặt bằng hiện nay.
Xem thêm:
Phân biệt nhượng quyền thương mại và đại lý thương mại
Yêu cầu đối với hoạt động nhượng quyền thương mại nước ngoài vào Việt Nam
Một số lưu ý trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
Hiện nay san lấp mặt bằng bao gồm những loại nào?
Thông thường, san lấp mặt bằng được chia làm hai loại đó là:
- San lấp mặt bằng theo điều kiện khống chế trước cốt cao độ mặt bằng sau san. Khi đó, người thực hiện không cần phải quá quan tâm đến khối lượng đất sẽ bị thừa hay thiếu.
- San lấp mặt bằng theo yêu cầu về khối lượng đất khi san. Gồm các trường hợp như: Cân bằng lượng đào với lượng đắp; người thực hiện có ý định để lại một khối lượng đất sau khi san (tức là đất đào sẽ nhiều hơn đất lấp); người thực hiện cố ý bổ sung thêm một lượng đất trước khi san (tức là đất lấp sẽ nhiều hơn đất đào).
Xử phạt hành chính khi san lấp đất nông nghiệp ra sao?
Hành vi san lấp mặt bằng đất nông nghiệp được hiểu là hành vi đã làm thay đổi kết cấu của đất, thay đổi đi giá trị và công dụng của đất nên có thể bị coi là hành vi hủy hoại đất. Mà hành vi hủy hoại đất là một trong những hành vi vi phạm điều cấm của pháp luật đất đai (tham khảo Điều 12 Luật đất đai 2013).
Hành vi san lấp đất nông nghiệp.
Mức xử phạt san lấp mặt bằng đối với hành vi san lấp đất nông nghiệp như sau:
Thứ nhất, phạt tiền
Tùy theo mức độ vi phạm mà sẽ có mức phạt tiền như sau:
- Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng: Nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta;
- Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng: Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
- Từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng: Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
- Từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng: Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
- Từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng: Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên.
Thứ hai, biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Nếu người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất (tham khảo Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP).
Xử phạt hình sự khi san lấp đất nông nghiệp như thế nào?
Theo Điều 228 Bộ luật hình sự 2015 thì xử phạt san lấp mặt bằng khi san lấp đất nông nghiệp như sau:
- Thứ nhất, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Nếu hành vi san lấp đất nông nghiệp đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này và chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Thứ hai, phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Tái phạm nguy hiểm.
Thứ ba, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Trên đây là những tư vấn về mức xử phạt san lấp mặt bằng hiện nay. Nếu quý khách muốn được giải đáp thắc mắc hay tư vấn về thì có thể liên hệ với chúng tôi. Vui lòng liên hệ qua website https://phan.vn hoặc theo địa chỉ dưới đây để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng Đài Tư Vấn Hôn Nhân Gia Đình: 1900.599.995