Kính gửi Văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có một vấn đề mong nhận được giải đáp từ Quý công ty như sau:
Tôi thấy lâu lâu trên ti vi có thông bao bắt đựơc các lô thịt lợn không rõ nguồn gốc, thịt hôi thối, nhiễm bệnh được chở đi tiêu thụ ở các nhà hàng quán ăn không chấc lượng. Vậy những hành vi đưa thịt bị nhiễm bệnh ra thị trường bán bị xử lý như thế nào?
Xin chân thành cảm ơn.
Xem thêm:
>> Hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư thì mức phạt hành chính là bao nhiêu?
>> Phạt hành chính đối với hành vi trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật
>> Điều tra nhân viên nhà xe về tội làm lây lan dịch bệnh Covid ở Đăk Lăk
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng để chia sẻ thắc mắc của mình đến Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang gặp phải, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc và tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Hành vi đưa thịt bị nhiễm bệnh ra thị trường bán bị xử lý như thế nào?
Hành vi đưa thịt bị nhiễm bệnh ra thị trường bán bị xử lý như thế nào?
Đố với hành vi đưa thịt bị nhiễm bệnh ra thị trường bán tùy vào từng mức độn mà bị xử lý hành chính hay chịu trách nhiệm hình sự. cụ thể như sau:
Mức xử phạt hành chính
Theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định số 90/2017/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y:
– Thực hiện một trong các hành vi sau đây, gồm: Vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm của động vật bị nhiễm bệnh dịch đã được công bố trong vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm; mang đi tiêu thụ thân thịt, phụ phẩm, sản phẩm khác của động vật bị giết mổ bắt buộc chưa được xử lý bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; chăn nuôi hoặc xuất bán động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khi cơ quan thú y có thẩm quyền đã yêu cầu phải giết mổ bắt buộc hoặc tiêu hủy; không tiêu hủy, giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
– Trường hợp có hành vi vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm của động vật bị nhiễm bệnh dịch đã được công bố trong vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm xảy ra từ ngày 18/02/2020 thì theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 04/2020/NĐ-CP, người vi phạm còn bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi thực hiện hành vi mà gây thiệt hại về tài sản có giá trị dưới 100.000.000 đồng. Và phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.
>>> Thủ tục đăng ký Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm:
“Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Hành vi đưa thịt bị nhiễm bệnh ra thị trường bán bị xử lý như thế nào?
Mức xử lý hình sự
Theo Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 có quy định tại Điều 317 cũng có quy định về tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:
– Trong trường hợp: Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm mà biết là có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
– Đối với các trường hợp: Có tổ chức; làm chết người; gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 21 người đến 100 người; gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; tái phạm nguy hiểm, thì tùy trường hợp mà bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
– Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm trong các trường hợp:
- Làm chết 02 người;
- Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 101 người đến 200 người;
- Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
- Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
- Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm trong các trường hợp:
- Làm chết 03 người trở lên;
- Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 201 người trở lên;
- Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
- Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
- Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
Lưu ý: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo quy định trên, người bán thịt lợn bị dịch bệnh, tùy từng mức độ gây thiệt hại, thuộc các trường hợp khác nhau thì sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư