Giải thể doanh nghiệp là một thủ tục theo đó doanh nghiệp tự tiến hành việc thanh lý doanh nghiệp khi thuộc trường hợp giải thể theo quy định. Tuy nhiên thủ tục này cũng có những yêu cầu nhất định về mặt trình tự, cách thức để doanh nghiệp tiến hành thanh lý các hợp đồng mà chủ thể thực hiện phải đáp ứng mà nhất là đối với trường hợp giải thể bắt buộc. Nếu vi phạm những điều kiện này thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt theo từng trường phạt cụ thể.
Thế nào là giải thể doanh nghiệp?
Dù không được định nghĩa chi tiết trong các quy định về pháp luật doanh nghiệp nhưng dựa trên những nền tảng liên quan thì có thể hiểu đây là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp theo quyết định của chủ sở hữu nếu là giải thể tự nguyện hoặc do bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền nếu là giải thể bắt buộc. Các trường hợp này được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 201 Luật doanh nghiệp 2014 bao gồm:
– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn
– Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần
– Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trước khi chấm dứt sự tồn tại của mình thì ngoài việc thực hiện thủ tục giải thể. Doanh nghiệp còn phải hoàn tất việc thanh toán các khoản nợ, thanh lý hợp đồng đã ký kết và còn hiệu lực đến trước ngày giải thể cũng như đáp ứng các yêu cầu có liên quan. Nếu không tuân thủ các quy định này thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt tùy theo mức độ.
Xử phạt vi phạm quy định về giải thể doanh nghiệp
Điều 36 Nghị định 50/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư quy định về mức xử phạt đối với vấn đề này như sau:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
– Không tiến hành thủ tục giải thể đối với doanh nghiệp thuộc các trường hợp bắt buộc giải thể
– Không gửi hoặc gửi không đúng thời hạn quyết định giải thể và biên bản họp tới cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế và người lao động.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
– Buộc phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
– Buộc gửi quyết định giải thể và biên bản họp tới cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế và người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
Vì vậy để tránh việc phạm phải những sai phạm không đáng có trong quá trình giải thể. Doanh nghiệp có thể nhờ đến sự hỗ trợ chính xác đến từ Phan Law Vietnam bằng cách liên hệ theo thông tin sau.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn