Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Khoảng thời gian gần đây các vấn đề về sở hữu trí tuệ và luật sở hữu trí tuệ mới nhất đang rất được quan tâm. Tôi cũng có thử tìm hiểu về nội dung này nhưng vẫn không thể hiểu được pháp luật quy định gì về vấn đề này. Vậy nên xin hỏi luật sư, luật hiện hành quy định những gì về sở hữu trí tuệ?
Xin chân thành cảm ơn!
Một số vấn đề về luật sở hữu trí tuệ mới nhất
Xem thêm:
>> Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả được giữ bí mật thông tin tác phẩm?
>> Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả có thể là ai?
>> Văn phòng luật sư có phải Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả?
Trả lời:
Phan Law Vietnam gửi lời chào đến bạn, cảm ơn bạn đã có sự quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với nội dung thắc mắc của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Luật sở hữu trí tuệ mới nhất là năm nào?
Hiện tại văn bản quy định chung nhất của pháp luật về lĩnh vực sở hữu trí tuệ chính là Luật sở hữu trí tuệ. Văn bản này được ban hành từ năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006. Sau đó, vì xã hội có những thay đổi nên văn bản này có một số những thay đổi bằng các Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung lần lượt ra đời vào các năm 2009 và 2019. Những văn bản này có hiệu lực đến thời điểm hiện tại. Do đó có thể gọi chung luật sở hữu trí tuệ mới nhất hay hiện hành là Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019.
Quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Đây là nội dung cốt yếu của Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019. Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 thì quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
Từ định nghĩa chung về quyền sở hữu trí tuệ mà cụ thể hơn là tại Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ, theo đó đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
Quyền tác giả
Quyền tác giả là cơ chế được nhắc đến khá nhiều khi bàn đến quyền sở hữu trí tuệ. Cơ chế này bao gồm 2 nội dung cơ bản là:
– Quyền tác giả: Quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
– Quyền liên quan đến quyền tác giả (quyền liên quan): Quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Đối tượng được bảo hộ bởi 2 nhóm quyền này bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Quyền sở hữu công nghiệp
Khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ mới nhất quy định Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
Quyền đối với giống cây trồng
Mặc dù ít được nhắc đến nhưng quyền đối với giống cây trồng cũng quan trọng không kém. Đây là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Đối tượng của quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.
Trên đây là thông tin tư vấn cơ bản về vấn đề chung trong luật sở hữu trí tuệ mới nhất. Nếu có thắc mắc hay cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ về Phan Law Vietnam để được giải đáp cụ thể và nhanh chóng nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư