Tất cả hành vi phạm tội đều trái pháp luật. Để có thể xác định một hành vi có phải phạm tội hay không cần xem xét đến rất nhiều các yếu tố khác nhau. Cơ quan chức năng sẽ có nhiệm vụ xác định hành vi phạm tội có cấu thành nên tội phạm cụ thể hay không, từ đó sẽ có cơ sở đưa ra mức hình phạt phù hợp nhất.
Xem thêm:
>>Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là hành vi như thế nào?
>>Tìm hiểu hành vi quấy rối tình dục là như thế nào?
>>Khi nào được xem là phạm tội lần đầu?
Hành vi phạm tội là hành vi như thế nào?
Hành vi phạm tội là gì?
Hành vi phạm tội là dấu hiệu đầu tiên và cực kỳ quan trọng để xác định, nhận biết tội phạm. Cụ thể hơn, những hành vi này có thể được thực hiện bằng hành động hoặc không, tuy nhiên thỏa mãn được các yếu tố cấu thành của tội phạm cụ thể. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả pháp lý mà hành vi phạm tội gây ra, cơ qua chức năng sẽ có thể xác định loại tội phạm, khung hình phạt chính xác.
Các dấu hiệu thể hiện hành vi phạm tội
Về mặt cấu trúc, hành vi phạm tội có 04 dấu hiệu nhận diện bao gồm:
- Chủ thể thực hiện hành vi: chủ thể phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, thỏa mãn được các dấu hiệu cấu thành tội phạm cụ thể yêu cầu (độ tuổi…)
- Về khách thể: Là mối quan hệ xã hội được pháp luật bảo hộ
- Về mặt khách quan: hành vi phạm tội của chủ thể thực hiện phải có yếu tố lỗi và tạo ra kết quả nhân quả ảnh hưởng đến khách thể. Có thể là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý
- Về mặt chủ quan: Chủ thể thực hiện hành vi này thông qua hành động hoặc không hành động, tuy nhiên sẽ gây hậu quả thỏa mãn được các dấu hiệu cấu thành một tội phạm cụ thể
Thực hiện hành vi phạm tội cấu thành tội phạm
Tội phạm là gì?
Theo định nghĩa tại Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”
Mỗi loại tội phạm đều sẽ có chế tài xử phạt phù hợp
Phân loại tội phạm
Các hành vi phạm tội cấu thành tội phạm được chia thành bốn loại dựa trên tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội theo quy định tại Điều 9 Bộ Luật Hình sự 2015:
- Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm
- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;
- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Có phải mọi hành vi phạm tội đều sẽ cấu thành tội phạm?
Không phải tất cả hành vi phạm tội đều sẽ cấu thành tội phạm và bị xử lý hình sự. Theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 8 Bộ Luật Hình sự 2015:
“Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.”
Các vấn đề về xác định tội phạm cũng như phân tích hành vi phạm tội đều đòi hỏi cần có kiến thức chuyên môn vững chắc cùng kinh nghiệm thực tiễn. Để các luật sư của Phan Law Vietnam có thể hướng dẫn và hỗ trợ bạn chi tiết trong từng trường hợp, hãy liên hệ trao đổi với chúng tôi thông qua các phương thức dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư