Người bị huyết áp cao có được tiêm vaccine ngừa Covid hay không? Theo hướng dẫn, người huyết áp cao vẫn được tiêm vaccine ngừa Covid nếu huyết áp ổn định tại thời điểm khám sàng lọc. Trường hợp dù đã tối ưu điều trị tăng huyết áp nhưng huyết áp vẫn cao thì cần được tiêm ở các cơ sở y tế có khả năng theo dõi, xử lý hồi sức tốt.
Xem thêm:
>> 05 vạn khách hành hương đến chùa Tam Chúc khi dịch Covid-19 vừa lắng xuống
>> Hai phụ nữ bị điều tra hành vi tung tin giả về dịch Covid lên mạng xã hội
>> Phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để vui tết an toàn!
Người bị huyết áp cao có được tiêm vaccine ngừa Covid hay không?
Hiện tại không có khuyến cáo huyết áp là bao nhiêu thì có thể tiêm vaccine Covid-19. Không có chống chỉ định tiêm chủng cho bệnh nhân tăng huyết áp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất khi tiêm chủng, trước khi tiêm, huyết áp nên ở mức giới hạn bình thường (90-140mmHg với huyết áp tâm thu và 60-90mmHg với huyết áp tâm trương).
Người bị huyết áp cao có được tiêm vaccine ngừa Covid hay không?
Trong thực tế khám sàng lọc, có nhiều người cao tuổi, người trung niên huyết áp cao vượt ngưỡng, thậm chí bác sĩ phải kê ngay thuốc hạ huyết áp tại thời điểm khám sàng lọc. Sau khi kiểm tra, huyết áp phải ở ngưỡng an toàn, không thấp và vượt giới hạn như trên bác sĩ mới chỉ định tiêm vaccine Covid-19, để đảm bảo an toàn nhất cho người bệnh.
Các bệnh nhân được khuyến cáo về khám, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, để huyết áp ổn định sẽ được tiêm phòng.
Còn với những người cao huyết áp, đang điều trị ổn định, tại thời điểm khám chỉ định tiêm huyết áp không vượt ngưỡng vẫn tiêm vaccine như bình thường.
Mọi người cần lưu ý, khi huyết áp quá cao (kể cả tiêm hay không tiêm vaccine) cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến cố tim mạch/đột quỵ. Ngoài ra, huyết áp cao gây khó khăn cho việc theo dõi, đánh giá một số phản ứng sau tiêm, đặc biệt là các trường hợp phản vệ sau tiêm vaccine.
Các trường hợp dù đã tối ưu điều trị tăng huyết áp nhưng huyết áp vẫn cao thì cần được tiêm ở các cơ sở y tế có khả năng theo dõi, xử lý hồi sức tốt.
Ở hướng dẫn trước, Bộ Y tế yêu cầu người trên 65 tuổi phải thận trọng khi tiêm vaccine COVID-19. Những người này phải được khám sàng lọc kỹ và cần được tiêm chủng tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.
Nhóm thận trọng tiêm vaccine ngừa Covid
Tại Quyết định 3802/QĐ-BYT ngày 10.8 về Hướng dẫn tạm thời Khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine phòng COVID-19 đã bỏ thông tin này. Một số nhóm người khác thuộc trường hợp này cũng giữ nguyên.
Theo đó, các trường hợp thận trọng khi tiêm vaccine COVID-19 theo hướng dẫn ban hành ngày 10.8 của Bộ Y tế gồm có:
– Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.
– Người có bệnh nền, bệnh mạn tính.
– Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.
– Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.
– Phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần.
– Người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống:
+ Nhiệt độ <35,5 độ C và >37,5 độ C.
+ Mạch: <60 lần/phút hoặc >100 lần/phút.
+ Huyết áp: Tối thiểu <60 mmHg hoặc >90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa <90 mmHg hoặc >140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày (ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế).
+ Nhịp thở >25 lần/phút.
Tiêm vaccine ngừa Covid là cách hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh này. Do đó chủ trương của Việt Nam và các nước trên thế giới là đẩy mạnh tiêm vaccine cho người dân, nhằm đạt miễn dịch cộng đồng.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư