Di sản thừa kế là gì?
Di sản thừa kế là tài sản mà một người để lại cho người khác sau khi họ qua đời. Theo Bộ luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam, di sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người đã mất và phần tài sản của họ trong tài sản chung với người khác. Cụ thể:
- Tài sản riêng: Như tiền, vàng, bất động sản, động sản, cổ phần, chứng khoán và các loại tài sản khác thuộc sở hữu riêng của người đã mất.
- Phần tài sản chung: Phần tài sản mà người đã mất có trong khối tài sản chung với người khác như tài sản chung của vợ chồng, tài sản được tặng cho chung, mua chung…
Di sản thừa kế có thể được chuyển giao theo ý chí của người đã mất thông qua di chúc hoặc theo quy định của pháp luật nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp. Quá trình này được thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo sự công bằng và tuân thủ pháp luật.
Phân chia di sản thừa kế
Việc phân chia di sản thừa kế trong một hộ gia đình tại Việt Nam được thực hiện theo các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Dưới đây là những thông tin cơ bản về quy trình và nguyên tắc phân chia di sản thừa kế:
Phân chia di sản thừa kế theo di chúc
Chia thừa kế theo di chúc là quá trình phân chia tài sản của người đã mất theo ý chí được thể hiện trong di chúc của họ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 từ Chương XXI đến Chương XXIV. Dưới đây là các bước cơ bản trong việc chia thừa kế theo di chúc:
- Công bố di chúc: Di chúc cần được công bố để tất cả những người có liên quan biết đến nội dung và ý chí của người đã mất;
- Xác định người thừa kế và phần di sản: Dựa trên di chúc, xác định những người được chỉ định là người thừa kế và phần di sản mà mỗi người được hưởng;
- Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản: Nếu di chúc không rõ ràng về cách phân chia, các bên thừa kế có thể lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản và yêu cầu công chứng;
- Chuyển quyền sở hữu tài sản: Sau khi thực hiện các bước trên, quyền sở hữu tài sản sẽ được chuyển từ người đã mất sang cho người thừa kế.
Trong trường hợp có người thừa kế không đồng ý với nội dung di chúc, di sản vẫn được chia theo di chúc trừ khi di chúc đó không hợp pháp. Để đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ, các bên tham gia có thể cần tư vấn pháp lý từ luật sư chuyên nghiệp về lĩnh vực này.
Xem thêm: Di sản thừa kế là gì? Ai được hưởng di sản này?
Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật
Được áp dụng khi không có di chúc, di chúc không hợp pháp hoặc người được chỉ định trong di chúc không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Áp dụng nguyên tắc chia theo hàng thừa kế. Cụ thể:
- Hàng thừa kế thứ nhất: Bao gồm vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người đã mất.
- Hàng thừa kế thứ hai: Gồm ông bà nội, ngoại; anh, chị, em ruột của người đã mất; cháu ruột gọi người đã mất là ông bà.
- Hàng thừa kế thứ ba: Bao gồm cụ nội, ngoại; bác, chú, cậu, cô, dì ruột; cháu gọi người đã mất là bác, chú, cô, dì ruột; chắt gọi người đã mất là cụ nội, ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Ưu tiên chia thừa kế cho hàng thừa kế thứ nhất, người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước.
Dịch vụ chia thừa kế
Văn phòng luật sư Phan Law Vietnam cung cấp dịch vụ chia thừa kế với các công việc và hỗ trợ sau:
- Cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc về các quy định pháp luật liên quan đến thừa kế;
- Hỗ trợ Khách hàng về các thủ tục và luật pháp liên quan đến việc chia thừa kế theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam;
- Đối chiếu và kiểm tra các tài liệu, giấy tờ liên quan đến di sản của người đã mất như di chúc, quyền sử dụng tài sản, hợp đồng, giấy chứng nhận sở hữu tài sản và các tài liệu khác…
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến Quý Khách hàng. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác Quý Khách hàng vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư