Bản quyền là một trong những quyền sở hữu trí tuệ được nhà nước Việt Nam thừa nhận và bảo hộ. Trong thời đại xã hội không ngừng phát triển và đổi mới, việc bảo vệ quyền lợi của bản thân đang dần được chú trọng hơn. Vậy làm thế nào để bảo vệ bản quyền một cách tối ưu? Muốn làm được điều đó thì bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ về bản quyền và cách bảo hộ quyền tác giả tối ưu nhất.
Xem thêm:
>> Đăng ký bản quyền nhãn hiệu như thế nào?
>> Tư vấn chi tiết về đăng ký bản quyền logo
>> Đăng ký bản quyền là gì? Có bắt buộc đăng ký bản quyền tác phẩm?
Những quy định hiện hành về bảo vệ bản quyền
Có bắt buộc phải đăng ký bản quyền tác giả không?
Theo quy định tại Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009, 2019 thì quyền tác giả được tự động bảo hộ kể từ khi tác phẩm được sáng tạo ra và thể hiện dưới một dạng vật chất nhất định mà không cần tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền tại Cục bản quyền tác giả
Đây không phải là thủ tục bắt buộc phải thực hiện nhưng Quý vị vẫn đăng ký để bảo vệ tối ưu quyền và lợi ích của bản thân. Khi hồ sơ hợp lệ thì Cục bản quyền tác giả sẽ ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ độc quyền quyền tác giả thì Quý vị sẽ không cần phải chứng minh quyền tác giả tác phẩm đó thuộc về mình khi có bất kỳ tranh chấp nào xảy ra, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại (quy định tại khoản 3 Điều 49 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sở hữu trí tuệ 2009). Bên cạnh đó, việc hưởng quyền tác giả cũng được thực hiện một cách dễ dàng.
Bảo vệ bản quyền gồm những nội dung nào theo quy định pháp luật?
Theo quy định sở hữu trí tuệ thì bảo vệ bản quyền gồm 02 nội dung đó là bảo vệ quyền nhân thân của tác giả và bảo vệ quyền tài sản của chủ sở hữu tác phẩm (quy định tại Điều 18, 19, 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sở hữu trí tuệ 2009). Cụ thể như sau:
Thứ nhất, quyền nhân thân
Về mặt bản chất thì đây là những quyền gắn liền với tác giả và không thể chuyển giao được, trừ quyền công bố tác phẩm. Quyền nhân thân gồm những quyền sau:
- Đứng tên trên tác phẩm; được nêu tên khi tác phẩm được công bố, sử dụng.
- Đặt tên cho tác phẩm.
- Công bố tác phẩm mình sở hữu hoặc cho phép chủ thể khác được phép công bố tác phẩm.
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm
Thứ hai, quyền tài sản
Đây là những quyền có thể chuyển giao được. Gồm những quyền sau:
- Làm tác phẩm phái sinh
- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng
- Sao chép tác phẩm
- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm mà mình sở hữu
- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng
- Cho chủ thể khác thuê bản gốc hoặc bản sao đối với các tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính của mình
Bảo vệ bản quyền bằng cách nào?
Trình tự các bước để đăng ký bản quyền như thế nào?
Quy trình các bước để đăng ký bảo vệ bản quyền hiện nay diễn ra như sau:
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ hồ sơ đăng ký
Khi đi đăng ký bảo hộ độc quyền, chủ sở hữu cần điền đầy đủ và chính xác thông tin vào tờ khai đăng ký. Đồng thời, chuẩn bị những giấy tờ cần thiết để đăng ký. Bởi Cục bản quyền tác giả có thể từ chối đơn nếu như hồ sơ đăng ký không hợp lệ.
Những giấy tờ cần có trong bộ hồ sơ gồm (quy định tại Điều 50 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sở hữu trí tuệ 2009):
- Tờ khai đăng ký bảo hộ bản quyền (Mẫu số 01 ban hành kèm Thông tư số 08/2016/QĐ-BVHTT)
- 02 bản sao hợp lệ tác phẩm đăng ký bảo hộ bản quyền.
- Cung cấp văn bản uỷ quyền, nếu chủ thể nộp đơn là người được uỷ quyền.
- Văn bản chứng minh quyền nộp đơn khi thụ hưởng quyền đó của người khác
- Giấy tờ đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả.
- Giấy tờ đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
Bước 2: Nộp đơn đăng ký
Chủ thể đi đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng.
Bước 3: Xem xét và ra quyết định
Trong 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận giấy tờ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp văn bằng bảo hộ đăng ký quyền tác giả. Nếu Cục Bản quyền tác giả từ chối cấp văn bằng bảo hộ đăng ký quyền tác giả thì phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về các vấn đề liên quan đến bảo vệ bản quyền. Hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn có những vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ để được tư vấn chi tiết và đảm bảo đúng pháp luật qua thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư