Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách mỗi người. Nhưng khi quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng xảy ra mâu thuẫn lớn không thể hàn gắn thì ly hôn là điều tất yếu, lúc này câu hỏi được đặt ra sau khi ly hôn, ai là người có quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con của người không trực tiếp nuôi con được thực hiện như thế nào? là vấn đề thường khó thống nhất khi giải quyết tranh chấp nuôi con sau ly hôn.
Xem thêm:
>> Muốn giành lại quyền nuôi con sau ly hôn
>> Thủ tục giành quyền nuôi con sau ly hôn theo pháp luật hiện hành
>> Quyền nuôi con khi ly hôn và có 2 con chung
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau ly hôn.
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Về nguyên tắc thì quyền nuôi con sau khi ly hôn sẽ do hai vợ chồng tự thỏa thuận với nhau trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án sẽ giao con cho một người trực tiếp nuôi dưỡng dựa trên các nguyên tắc sau:
⇒ Đối với con dưới 36 tháng tuổi sẽ do người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để nuôi dưỡng con
⇒ Đối với con từ 7 tuổi trở lên thì phải hỏi ý kiến cuả con
⇒ Trường hơp khác tòa án sẽ ấn định cho một người dựa trên các căn cứ như điều kiện về vật chất và điều kiện về tinh thần để giao con cho một người trực tiếp nuôi dưỡng. Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên dành cho con, yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ; Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của cha mẹ.
Theo Điều 81 của Luật HNGĐ 2014 về Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn thì:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau ly hôn.
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Sau ly hôn người không trực tiếp nuôi dưỡng con thì có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 bao gồm:
⇒ Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
⇒ Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
⇒ Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
⇒ Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Sau khi ly hôn, đa phần các bậc cha mẹ đều thấu hiểu được nỗi đau, sự tổn thương của con mà khó gì có thể hàn gắn được. Do vậy, họ luôn sẵn lòng chung tay với người trực tiếp nuôi con tạo môi trường sống tốt nhất cho con. Bên cạnh đó, cũng có một số cha mẹ vì lòng thù ghét, ích kỷ cá nhân nên đã lạm dụng quyền lợi chính đáng này để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc nuôi con của người trực tiếp nuôi con. Vì lẽ đó, pháp luật ghi nhận chế tài hạn chế quyền thăm nom con nhằm bảo vệ quyền được chăm sóc, giáo dục của con sau khi cha mẹ ly hôn.
Ngoài ra thì còn có quyền và nghĩa vụ của cha mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, được quy định tại Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cụ thể như sau:
“Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”
Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ, tư vấn các vấn đề về hôn nhân và gia đình có thể liên hệ ngay với Phan Law để được hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư