Bánh kẹo mứt tết nhái thương hiệu là hàng giả:
Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 của Nghị định 98/2020/NĐ-CP, những hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa,… được xem là hàng giả.
Như vậy, bánh kẹo mứt tết có nhãn hoặc bao bì ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa, hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác, thì được xem là hàng giả.
Ngoài ra, theo quy định Luật sở hữu trí tuệ, những bánh kẹo mứt tết nhái thương hiệu bằng cách gắn nhãn hiệu hoặc dấu hiệu hoặc tem, nhãn có chứa các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức khó phân biệt với nhãn hiệu đang được bảo hộ cho những bánh kẹo mứt tết của tổ chức, cá nhân khác, còn được xem là hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ.
Điều 213. Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ
2. Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu hoặc dấu hiệu hoặc tem, nhãn có chứa các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức khó phân biệt với nhãn hiệu đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu.
Luật Sở hữu trí tuệ 2006, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022.
Xử phạt hành vi sản xuất, kinh doanh bánh kẹo mứt tết nhái thương hiệu:
Về xử lý hành chính, theo Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP và khoản 7 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP, người có hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, có thể chịu mức phạt cao nhất là 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật vi phạm, tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để sản xuất hàng giả, bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động sản xuất vi phạm từ 03 tháng đến 06 tháng, buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả hoặc buộc tiêu hủy hàng giả và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.
Đối với người vi phạm là tổ chức thì bị phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
Về xử lý hình sự, người vi phạm đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, có thể bị truy tố về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm tại Điều 193 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, với mức phạt cao nhất là tù chung thân.
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Buôn bán qua biên giới;
g) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
h) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
k) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3.[137] Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
d) Làm chết người;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.
4.[138] Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;
c) Làm chết 02 người trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.
Ngoài ra, tổ chức (pháp nhân thương mại) vi phạm có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, tùy mức độ vi phạm.
Dịch vụ pháp lý tại Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam
Với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm, Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam sẽ đưa ra các giải pháp tốt nhất, đảm bảo đầy đủ quyền và lợi ích của Quý Khách hàng.
Chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp thông qua những giải pháp toàn diện, mang lại hiệu quả cao và thực hiện nhanh chóng. Quý Khách hàng sẽ không phải tốn nhiều chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ và thời gian giải quyết tối ưu nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư