Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Theo quy định của pháp luật, tác phẩm dịch có phải là tác phẩm phái sinh hay không? Rất mong Quý công ty sớm trả lời thắc mắc của tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Quyền liên quan bảo hộ cho các đối tượng nào?
Sao chép tác phẩm hợp pháp là như thế nào?
Sử dụng tác phẩm thuộc về công chúng cần tôn trọng các quyền nào?
Trả lời:
Tác phẩm dịch được hiểu là tác phẩm chuyển tải trung thực nội dung của một tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
Ví dụ: Truyện Nếu còn có ngày mai được dịch từ nguyên bản tiếng Anh “If tomorrow comes” của Sidney Sheldon.
Theo Khoản 8 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ thì tác phẩm dịch là một trong những loại hình tác phẩm phái sinh được bảo hộ quyền tác giả kể từ khi tác phẩm được sáng tạo ra, thể hiện dưới một dạng vật chất nhất định và không được gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh mà không cần tiến hành đăng ký bản quyền (Khoản 1 Điều 6, Khoản 2 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ)
Mặc dù không cần tiến hành đăng ký bản quyền nhưng để đảm bảo tối ưu quyền lợi của bạn thì bạn vẫn cần đi đăng ký bảo hộ, bởi trên thực tế khi có tranh chấp xảy ra không dễ để chứng minh mình là tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Thủ tục đăng ký được thực hiện tại Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng (Khoản 1 Điều 34 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về tác phẩm dịch có phải tác phẩm phái sinh hay không? Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Trường hợp quý khách cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn