Tết Truyền thống Việt Nam thời xưa thế nào?
Nhiều truyền thuyết chỉ ra rằng người Việt Nam đã có phong tục Tết truyền thống (hay còn gọi là Tết Nguyên Đán) từ thời Hùng Vương.
Tuy nhiên, thời điểm người Việt chính thức định ra ngày “Tết Nguyên Đán” hay “Tết Truyền thống” vẫn chưa có thông tin chính xác. Những ghi chép của Trung Quốc, Việt Nam, đều phong thanh cách gọi và đặt định Tết đã có từ ngàn xưa đời xưa, trước cả khi Việt Nam bước vào chế độ phong kiến.
Do đó, Tết Truyền thống Việt Nam đã có những khác biệt so với Tết Trung Quốc.
Từ thời nhà Lý (1009 – 1225) đã định ra luật tục đón Tết Nguyên Đán. Theo đó, vào dịp này, mọi người sẽ thực hiện các lễ nghi quan trọng như lập đàn cầu mưa, cầu xã tắc yên ổn, quanh năm được mùa và làm lễ nghinh xuân.
Ở thời Trần (1225 – 1400), vào những ngày Tết, dân chúng có tục vẽ mình, uống rượu, lấy trầu cau đãi khách, hay ăn dưa mắm, tổ chức tế lễ và chơi nhiều trò chơi. Cả mùa Tết kéo dài từ tháng giêng đến tháng ba Âm lịch.
Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, thời Lê đến thời Lê Trung Hưng (1428 – 1789), lịch sử vẫn ghi chép những nghi thức quan trọng để đón Tết như tế lễ, bái miếu, mở tiệc. Sau đó, mặc dù tình hình chính trị trong cảnh chia quyền cát cứ phân ba xẻ bảy, các Vua, Chúa vẫn giữ lệ ăn Tết theo quy tắc cổ truyền.
Đến thời nhà Nguyễn (1802 – 1804), Tết Truyền thống được nhấn mạnh là một trong ba tiết lễ quan trọng trong năm. Nổi bật nhất ở thời kỳ này là tục lệ các địa phương sẽ dâng sản vật, hoa trái ngon nhất đến cho Vua thưởng thức.
Tết truyền thống Việt Nam ngày nay như thế nào?
Ngày nay người Việt có nhiều lựa chọn vui chơi Tết Truyền thống. Ở các thành phố lớn, vào thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, những người lớn ở nhà cúng Giao thừa theo tục lệ truyền thống, còn người trẻ thường tham gia những sự kiện âm nhạc, nghệ thuật, cùng đếm ngược sang năm mới và chờ đón ngắm pháo hoa. Còn ở nông thôn do chưa có điều kiện về các khu vui chơi nên mọi người lớn, bé đều quây quần bên nhau coi “Táo quân”, đốt lửa trước nhà vào những phút cuối cùng và cùng đón thời khác giao thừa.
Suốt những ngày Tết, người dân Việt Nam vẫn giữ nếp lì xì cho con trẻ, chúc Tết, đi lễ chùa chiền, cúng Ông, Bà, tổ tiên như thường lệ hằng năm. Ngoài ra, người dân vẫn đi thăm viếng họ hàng, chơi Tết ở những khu vui chơi, khu du lịch sầm uất.
Người Việt cũng có nhiều lựa chọn vui chơi như tổ chức chơi lô tô, tham gia hội chợ, nghe hát, xem kịch, xem phim vào suốt mùa Tết.
Những món ăn truyền thống ngày Tết vẫn sẽ xuất hiện trên mâm cơm người Việt như canh khổ qua, thịt kho hột vịt, bánh chưng, bánh giầy và những loại bánh mứt khác.
Ngày trước nhiều hàng quán nghỉ Tết, nhưng những năm gần đây, để phục vụ khách du lịch, một số cửa hàng, tiệm ăn vẫn đón khách từ mùng 1, tạo nên sự phong phú, đa dạng về ẩm thực cho người dân vui Tết.
Bóng dáng tà áo dài Việt Nam cũng xuất hiện thường hơn trên những con phố, tạo nên nét đặc trưng rất riêng. Dịp này, không khó để bắt gặp một cô gái trong tà áo dài tha thướt ôm hoa khoan thai bước qua những dãy phố, hay bẽn lẽn bên cành đào, cành mai, hay tạo dáng ở trước những tòa nhà có kiến trúc cổ, chùa chiền,…
Dịch vụ tư vấn tại văn phòng luật sư Phan Law Vietnam
Trên đây là bài viết của Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam chia sẻ về Tết Truyền thống Việt Nam.
Năm hết Tết đến, Quý Khách hàng có bất kỳ vướng mắc, khó khăn cần được hỗ trợ, hãy liên hệ Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam để được tư vấn, giúp đỡ. Với độ ngũ nhân sự chuyên môn cao về đa dạng lĩnh vực, Chúng tôi đảm bảo mang đến cho Quý Khách hàng trải nghiệm dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp và tận tâm.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư