Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được biết tới là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập để tìm hiểu thị trường và tiến hành thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại. Bài viết hôm nay Phan Law sẽ tư vấn cho Quý vị các trường hợp không được thành lập văn phòng đại diện và thủ tục thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài ra sao.
>> Tìm hiểu các quy định hiện hành về đăng ký đầu tư: Thủ tục đăng ký đầu tư dành cho các dự án nào?
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài ra sao?
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng đại diện
Thương nhân nước ngoài tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép nơi dự kiến đặt Văn phòng đại diện.
Bước 2: Nhận kết quả đăng ký
Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
Trong 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
Khi nào không được thành lập văn phòng đại diện nước ngoài?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì những trường hợp sau đây không được phép thành lập văn phòng đại diện nước ngoài:
Thứ nhất, không đáp ứng một trong những điều kiện cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, cụ thể là không đáp ứng được một trong những điều kiện sau:
- Không được thành lập, đăng ký kinh doanh tại nước tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, không được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận và không được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành
- Hoạt động chưa được 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký
- Khi Giấy đăng ký kinh doanh có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó chưa được 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ
- Nội dung hoạt động của Văn phòng không phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
Thứ hai, đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
Thứ ba, việc thành lập Văn phòng đại diện bị hạn chế vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng.
Nội dung dịch vụ thành lập văn phòng đại diện nước ngoài gồm những gì?
Để hỗ trợ Quý vị trong việc thành lập văn phòng đại diện nước ngoài thì công việc Phan Law sẽ thực hiện bao gồm:
- Đánh giá hồ sơ hồ sơ thành lập văn phòng đại diện nước ngoài
- Tư vấn sơ bộ về các điều kiện và thủ tục thực hiện, các vấn đề khác có liên quan để tiến hành thành lập văn phòng đại diện nước ngoài
- Tư vấn trực tiếp những giấy tờ cần chuẩn bị, thủ tục mở văn phòng ra sao
- Phát hành thư tư vấn
- Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ cần thiết
- Cung cấp một số biểu mẫu cơ bản để Khách hàng chuẩn bị hồ sơ
Trên đây là các nội dung tư vấn thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài đối với các dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư. Trường hợp quý khách có thắc mắc hoặc cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn