Không chỉ doanh nghiệp mà cả cá nhân như: người kinh doanh tự do, nhà sáng tạo nội dung, nghệ sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực nhất định… đều có nhu cầu xây dựng và bảo vệ thương hiệu cá nhân. Vậy đăng ký thương hiệu cá nhân là gì, có tác dụng ra sao và đăng ký thì có lợi ích gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài tư vấn dưới đây.
Thương hiệu cá nhân là gì?
Tuy trong Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành không có quy định về “thương hiệu cá nhân”, nhưng chúng ta có thể hiểu thương hiệu cá nhân là tên, hình ảnh, logo hoặc dấu hiệu nhận diện gắn liền với một cá nhân trong quá trình hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc xây dựng hình ảnh công chúng. Ví dụ: tên của bạn được dùng để mở tiệm thời trang, kênh YouTube, phòng khám, thương hiệu mỹ phẩm riêng,…
Khi thương hiệu đó có yếu tố phân biệt và được sử dụng ổn định, bạn hoàn toàn có thể đăng ký bảo hộ nó theo hình thức nhãn hiệu cá nhân.

Đăng ký thương hiệu cá nhân?
Như đã nói ở trên, do trong luật không quy định về thương hiệu cá nhân cũng như thủ tục đăng ký thương hiệu cá nhân. Cho nên, nếu muốn đăng ký thì có thể đăng ký thương hiệu cá nhân dưới dạng nộp đơn đăng ký nhãn hiệu mang tên cá nhân (không phải tổ chức hay công ty) tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Khi được cấp văn bằng bảo hộ, cá nhân sẽ có quyền sở hữu hợp pháp đối với nhãn hiệu đó, bao gồm cả quyền sử dụng, chuyển nhượng, cấp phép và ngăn chặn người khác xâm phạm.
Theo Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về quyền đăng ký nhãn hiệu như sau:
1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Như vậy, cá nhân hoàn toàn có quyền tự do đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa/ dịch vụ của mình sản xuất/ cung cấp hoặc hàng hóa do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

Lợi ích của việc đăng ký thương hiệu cá nhân
Việc đăng ký thương hiệu cá nhân mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cá nhân đang hoạt động kinh doanh, xây dựng hình ảnh hoặc phát triển sản phẩm/dịch vụ riêng.
Trước hết, thương hiệu cá nhân khi được đăng ký sẽ được pháp luật bảo hộ, giúp bạn tránh tình trạng bị sao chép, nhái tên hoặc đánh cắp ý tưởng thương mại. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để bạn có thể xử lý các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nếu có tranh chấp xảy ra.
Ngoài ra, một thương hiệu cá nhân được bảo hộ sẽ tạo dựng uy tín và sự tin cậy trong mắt khách hàng, đối tác hoặc nhà đầu tư – từ đó góp phần nâng cao giá trị thương mại của sản phẩm và tên tuổi của chính bạn.
Hơn nữa, khi đã sở hữu thương hiệu cá nhân hợp pháp, bạn có thể khai thác giá trị của nó thông qua việc chuyển nhượng, nhượng quyền hoặc cấp phép sử dụng, mở rộng cơ hội kinh doanh trên nhiều nền tảng khác nhau như thương mại điện tử, mạng xã hội, YouTube, TikTok… Trong dài hạn, đây chính là bước đi quan trọng để phát triển hình ảnh cá nhân một cách chuyên nghiệp, bền vững và có chiến lược.
Dịch vụ đăng ký thương hiệu cá nhân (nhãn hiệu)
Nếu bạn đang xây dựng tên tuổi, kinh doanh sản phẩm mang dấu ấn cá nhân hoặc phát triển hình ảnh trên các nền tảng số, thì việc đăng ký thương hiệu cá nhân là bước đi cần thiết để bảo vệ giá trị và uy tín của bạn một cách hợp pháp.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam tự hào mang đến dịch vụ đăng ký nhãn hiệu chuyên nghiệp, nhanh chóng và tiết kiệm. Chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trong toàn bộ quá trình đăng ký và trao tận tay cho bạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Tên đây là tư vấn của Văn phòng luật sư Phan Law Vietnam gửi đến bạn. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác Quý Khách hàng vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888
Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư