Người kháng cáo là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự có thể tự mình làm đơn kháng cáo và nộp đơn kháng cáo trong thời hạn luật quy định. Tuy nhiên ở một số trường hợp thì vì nhiều lý do mà cá nhân đó chưa làm đơn kháng cáo đến khi hết thời hạn rồi mới nộp, vậy kháng cáo quá thời hạn thực hiện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
>> Thủ tục thực hiện biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính
>> Thẩm quyền và trách nhiệm khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án
>> Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính là như thế nào?
Thời hạn kháng cáo theo luật quy định
Theo Điều 273 của BLTTDS 2015 sửa đổi, bổ sung 2019 về thời hạn kháng cáo là:
⇒ Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
⇒ Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.
⇒ Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật này.
⇒ Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.
Thời hạn kháng cáo quá hạn trong tố tụng dân sự.
Thủ tục kháng cáo quá hạn và xem xét kháng cáo quá hạn
Điều 275 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về kháng cáo quá hạn và xem xét kháng cáo quá hạn như sau:
– Kháng cáo quá thời hạn quy định tại Điều 273 của Bộ luật này là kháng cáo quá hạn. Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm.
– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và người kháng cáo quá hạn. Trường hợp người kháng cáo, Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
– Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc kháng cáo quá hạn, ý kiến của người kháng cáo quá hạn, đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp, Hội đồng xét kháng cáo quá hạn quyết định theo đa số về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định. Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp; nếu Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định.
Thực tiễn áp dụng
Như vậy trong thực tiễn áp dụng quy định này sẽ nảy sinh một số trường hợp sau đây:
- Trường hợp thứ nhất: bản án sơ thẩm đã hết thời hạn kháng cáo nhưng chưa hết thời hạn kháng nghị (còn trong thời hạn 30 ngày) hoặc đã hết thời hạn kháng nghị nhưng chưa được thi hành án (đã quá 30 ngày) và có đương sự kháng cáo quá hạn bản án sơ thẩm.
- Trường hợp thứ hai: bản án có hiệu lực pháp luật và cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền đã tiến hành thi hành án xong thì đương sự (có nghĩa vụ trong bản án) mới có kháng cáo, do đương sự cố tình trì hoãn việc thi hành án, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của đương sự khác.
Thẩm quyền quyết định xem xét kháng cáo quá hạn
khi có lý do chính đáng để chứng minh việc kháng cáo quá hạn của đương sự, thì khi kháng cáo quá hạn ngoài “Đơn kháng cáo” như các trường hợp chung, đương sự còn phải nộp kèm một văn bản rất quan trọng là “Bản trình bày về nguyên nhân kháng cáo quá hạn” và xuất trình tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng.
Theo đó, nếu bản trình bày đưa ra được những ý kiến, bằng chứng … chứng minh được lý do của việc kháng cáo quá hạn là hợp lý và chính đáng, thì có khả năng Đơn kháng cáo sẽ được chấp thuận. Vì kháng cáo quá hạn là trường hợp đặc biệt nên Đơn kháng cáo quá hạn có được chấp nhận hay không là do Hội đồng thẩm phán cấp phúc thẩm xem xét và đưa ra quyết định.
Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc kháng cáo quá hạn, ý kiến của người kháng cáo quá hạn, đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp, Hội đồng xét kháng cáo quá hạn quyết định theo đa số về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định. Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp; nếu Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định (Khoản 3 Điều 275 Bộ luật tố tụng dân sự).
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 –Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư