Hóa đơn lập khống được hiểu là hóa đơn đã được lập nhưng có nội dung không có thực một phần hoặc toàn bộ, đây là một trong những trường hợp sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (tham khảo khoản 10 Điều 3 Nghị định 51/2010/NĐ-CP). Hành vi xuất hóa đơn khống là hành vi không tuân thủ quy định pháp luật về hóa đơn. Vậy xử phạt xuất hóa đơn khống như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn. Mời các bạn theo dõi bài viết
Xem thêm:
>> Các lưu ý liên quan đến hóa đơn điện tử của doanh nghiệp
>> Xử lý hóa đơn GTGT sau khi thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp
>> Trường hợp nào khi lập hoá đơn không bắt buộc phải có chữ ký, họ tên người mua trên hoá đơn?
Tìm hiểu về mức xử phạt xuất hóa đơn khống
Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp được hiểu là gì?
Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp được hiểu là hành vi không tuân thủ quy định pháp luật về hóa đơn. Do đó, vi phạm quản lý nhà nước về hóa đơn. Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp được thể hiện dưới 03 hình thức sau:
- Hóa đơn giả: Là hóa đơn được in, tạo ra theo khuôn mẫu hóa đơn khác đã được phát hành hoặc trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.
- Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng: Là hóa đơn đã được tạo ra nhưng lại chưa thông báo phát hành.
- Hóa đơn hết giá trị sử dụng: Là hóa đơn đã thực hiện thủ tục phát hành nhưng tổ chức/cá nhân phát hành không sử dụng nữa; bị mất hóa đơn sau khi phát hành và đã báo mất với cơ quan thuế; hóa đơn đã ngừng sử dụng mã số thuế
Xuất hóa đơn khống có phải là hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn?
Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn cũng là hành vi vi phạm quản lý nhà nước về hóa đơn, gồm:
- Lập khống hóa đơn;
- Hóa đơn chưa lập đem đi cho hoặc bán để cá nhân, tổ chức khác lập khi thực hiện cung ứng dịch vụ, bán hàng hóa;
- Hóa đơn đã được lập đem đi cho hoặc bán để cá nhân, tổ chức khác thực hiện việc hạch toán, khai thuế hoặc thực hiện thanh toán vốn ngân sách;
- Lập hóa đơn nhưng lại không ghi đầy đủ nội dung bắt buộc phải có
- Lập hóa đơn sai lệch với nội dung giữa các liên với nhau;
- Dùng hóa đơn của dịch vụ, hàng hóa này để chứng minh dịch vụ, hàng hóa khác.
Xử lý đối với trường hợp sử dụng bất hợp pháp hóa đơn
Xử lý đối với trường hợp sử dụng bất hợp pháp hóa đơn ra sao?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, xử lý đối với trường hợp sử dụng bất hợp pháp hóa đơn và sử dụng hóa đơn bất hợp pháp như sau:
Thứ nhất, đối với hành vi không lập đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn
Khi lập hóa đơn nhưng không thể hiện những nội dung bắt buộc phải có nhưng không thể hiện, trừ các trường hợp không bắt buộc thể hiện thì có thể bị xử phạt như sau:
- Phạt cảnh cáo: Nếu hóa đơn đã được lập và không đủ các nội dung bắt buộc nhưng tự phát hiện ra và lập hóa đơn mới điều chỉnh, bổ sung thì không bị xử phạt.
- Phạt tiền từ 200.000 đồng cho đến 1.000.000 đồng
Thứ hai, tất cả các hành vi hợp sử dụng bất hợp pháp hóa đơn và sử dụng hóa đơn bất hợp pháp
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng: Đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, trừ hành vi không lập thông báo phát hành hóa đơn trước khi sử dụng hoặc hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, trừ hành vi không lập đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn
(tham khảo Điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC).
Lưu ý: Nếu sử dụng bất hợp pháp hóa đơn và sử dụng hóa đơn bất hợp pháp mà dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì chỉ bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế mà không xử lý về hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn và sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Và ngược lại, nếu không dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì chỉ bị xử lý về hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn và sử dụng hóa đơn bất hợp pháp mà không xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế (tham khảo Công văn số 568/TCT-CS).
Trên đây là những tư vấn về mức xử phạt xuất hóa đơn khống hiện nay. Nếu quý khách muốn được giải đáp thắc mắc hay tư vấn về thì có thể liên hệ với chúng tôi. Vui lòng liên hệ qua website https://phan.vn hoặc theo địa chỉ dưới đây để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư