Kính chào Văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Trước đây tôi từng theo dõi một vụ án thảm sát ở Bình Phước và có một vấn đề thắc mắc. Vì người phạm tội trong vụ án đó đã bị phán tử hình đối với hành vi phạm tội của mình. Sau đó tử tù này có ý định hiến xác cho y học để phần nào chuộc lại lỗi lầm. Tuy nhiên kết quả cuối cùng thì tử tù không được cho phép thực hiện yêu cầu này. Vậy nên tôi thắc mắc không biết tử tù có được hiến xác cho y học hay không? Vì thế tôi gửi câu hỏi và rất mong nhận được sự tư vấn chính xác từ luật sư.
Xin chân thành cảm ơn!
Xem thêm:
>> Cần sa có nằm trong danh mục chất ma túy hay không?
>> Trồng thuốc phiện trong nhà có bị xử lý hình sự hay không?
>> Đánh người, thương tích dưới 11% có bị ngồi tù không?
Trả lời:
Phan Law Vietnam gửi lời chào đến bạn, cảm ơn bạn đã có sự quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với nội dung thắc mắc của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Quy định về quyền hiến xác cho y học
Quy định về quyền hiến xác cho y học
Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật dân sự 2015 thì pháp luật cho phép một người có quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. Trên cơ sở quy định này thì việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác là một trong những quyền của cá nhân được pháp luật ghi nhận. Đây là hoạt động nhằm những mục đích mang tính chất nhân đạo.
Đối với quyền hiến thì việc hiến mô, bộ phận cơ thể người thì được phân định bởi việc cá nhân đó có còn tồn tại sự sống hay không. Nếu cá nhân còn sống thì chỉ có quyền hiến mô và bộ phận cơ thể người. Còn nếu trường hợp sau khi chết thì sẽ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể và cả xác của mình. Tuy nhiên mục đích chung của quyền hiến này chính là đều nhằm mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.
Về quyền nhận thì cơ sở được dùng để phân định chính là dựa vào chủ thể được nhận và mục đích áp dụng. Nếu chủ thể nhận là cá nhân thì cá nhân đó sẽ có quyền nhận mô, bộ phận cơ thể từ người khác để nhằm mục đích chữa bệnh cho mình. Còn với trường hợp chủ thể nhận là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hay các pháp nhân thì những chủ thể đó có thể nhận bộ phận cơ thể người hay lấy xác đề sử dụng trong mục đích như: chữa bệnh, thủ nghiệm y học, dược học và một số các nghiên cứu khoa học khác.
Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng được xác lập quyền này trong mọi trường hợp. Những chủ thể đó nếu muốn có thể tiến hành hoạt động hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác thì cần phải đáp ứng các điều kiện về thủ tục hay cách thức thực hiện trên cơ sở những quy định có liên quan.
Tử tù có được hiến xác cho y học hay không?
Tử tù có được hiến xác cho y học hay không?
Bên cạnh quy định tại Điều 35 Bộ luật dân sự 2015 thì khoản 3 Điều 20 Hiến pháp 2013 và Điều 5 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 cũng cho phép các cá nhân có quyền hiến xác sau khi chết. Việc tử tù có mong muốn hiến nội tạng của mình là được hình thành trên cơ sở quyền này. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các trường hợp tử tù muốn hiến tạng đều không được chấp nhận.
Nguyên nhân chính bắt nguồn từ việc áp dụng hình thức tử hình đối với tử tù hình sự hiện tại theo quy định tại Nghị định 43/2020/NĐ-CP chính là tiêm thuốc độc. Theo đó thuốc sử dụng cho phương án tử hình quy định tại khoản 1 Điều 4 bao gồm:
- Thuốc làm mất tri giác;
- Thuốc làm liệt hệ vận động;
- Thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
Lưu ý: Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình do Bộ Y tế cấp theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ quốc phòng (khoản 3 Điều 4 Nghị định 43/2020/NĐ-CP).
Những loại thuốc này khi vào cơ thể con người sẽ sinh ra những phản ứng tác động trực tiếp đến từng bộ phận và khiến các bộ phận ngừng hoạt động đồng thời làm thay đổi bản chất và bị hủy hoại.
Nếu như thế thì những cơ quan nội tạng đó khi được cấy, ghép vào cơ thể khác hay sử dụng trong các nghiên cứu có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến chính người nhận. Điều này vi phạm về nguyên tắc, điều kiện, tiêu chuẩn đối với việc cấy, ghép nội tạng theo quy định của ngành y tế liên quan.
Hơn nữa đối với việc lấy mô, bộ phận cơ thể, xác để sử dụng cho các mục đích y tế có yêu cầu cơ quan nội tạng về khả năng tái sinh. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 5, 6, 7 và 8 Điều 4 Nghị định 43/2020/NĐ-CP Nghị định quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc thì người bị thi hành án tử hành đòi hỏi phải chết hoàn toàn và cần có kết luận của bác sĩ pháp y là người bị thi hành án tử hình đã chết. Đồng thời Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản theo quy định về việc người bị thi hành án đã chết.
5. Việc thực hiện các bước theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều này có thể được tiến hành theo phương pháp tự động hoặc trực tiếp.
6. Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, bác sĩ pháp y tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng của người bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng.
7. Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình.
8. Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản theo quy định về việc người bị thi hành án đã chết.
Căn cứ vào hai khía cạnh trên thì việc tử tù hiến tạng sẽ không đáp ứng được quy định tại khoản 3 Điều 35 Bộ luật dân sự 2015. Vì vốn dĩ để có thể tiến hành hoạt động hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác cần phải đáp ứng các điều kiện về thủ tục hay cách thức thực hiện trên cơ sở những quy định có liên quan. Nếu không hội tụ được các quy định đó thì việc hiến xác không thể được diễn ra như thông thường. Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam về vấn đề tử tù có được hiến xác cho y học hay không theo quy định của pháp luật mới nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư