Theo Bộ luật Hình sự 2015 sắp có hiệu lực trong thời gian tới đây, doanh nghiệp không đóng bảo hiểm cho người lao động có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Vì sao người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do những nguyên nhân như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Có thể hiểu nôm na, quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành và tồn tại từ 3 nguồn chính: đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và hỗ trợ từ Nhà nước. Có hai loại hình bảo hiểm xã hội: bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Đối với bảo hiểm tự nguyện, chỉ những công dân Việt Nam từ 15 tuổi trở lên sẽ được tham gia. Còn với bảo hiểm xã hội bắt buộc là do Nhà nước tổ chức bắt buộc người lao động tham gia và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm cho người lao động. Đối tượng được tham gia bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng; người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
Truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi không đóng bảo hiểm cho người lao động
Nghĩa vụ đóng bảo hiểm trở thành một trong những nghĩa vụ bắt buộc và hành vi chậm hoặc trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động là hành vi nghiêm cấm theo quy định tại Điều 17 và 21 tại Luật Bảo hiểm xã hội. Bộ luật Hình sự 2015 đã bổ sung một tội mới là: “Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động”. Theo Điều 216, người bị truy cứu trách nhiệm hình sự ngoài cá nhân còn có thể là doanh nghiệp trốn nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động. Cụ thể, cá nhân hoặc tổ chức nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động mà mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên hay đã bị xử phạt nhưng vẫn tái phạm những trường hợp sau đây:
- Trốn đóng bảo hiểm từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng;
- Trốn đóng bảo hiểm từ 10 người đến dưới 50 người lao động.
Thì bị phạt từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm Không hoàn thành nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Trốn đóng bảo hiểm từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng;
- Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;
- Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.
Ngoài ra Bộ luật Hình sự mới này còn quy định cụ thể với các mức phạt cao hơn cho những hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động. Bên cạnh đó, tại Khoản 2 Điều 75 Bộ luật Hình sự 2015 cũng quy định rất rõ “Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân”. Do đó, khi pháp nhân trực tiếp hưởng lợi từ việc trốn đóng bảo hiểm cho người lao động đã chịu các mức phạt tiền do bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì những cá nhân liên quan trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội vẫn có thể thể bị tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt lên đến 1 tỷ đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Đóng bảo hiểm cho người lao động là nhiệm vụ và nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc hoàn thành bảo hiểm này giúp đảm bảo kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia, vì thế, người sử dụng lao động và người lao động cần phải thể hiện ý thức trách nhiệm tuân thủ theo quy định pháp luật về việc hoàn thành nghĩa vụ đóng bảo hiểm.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.88888
Email: info@phan.vn