Theo UBND phường 4, quận 8 vào ngày 25 tháng 9, trong lúc xô xát, có hai mẫu test nghi ngờ mắc COVID-19 đã bị ba người vì quá khích đã dùng để ném vào các tình nguyện viên. Những người này dùng ghế, bàn ném vào người các nhân viên y tế, còn xé khẩu trang, đồ bảo hộ của các tình nguyện viên và Tổ trưởng Tổ dân phố 9.
Xem thêm:
>> F0 ra đường vi phạm quy định phòng chống dịch bị xử lý như thế nào?
>> TP.HCM mở cửa theo 3 giai đoạn từ sau 15/9/2021, thí điểm Thẻ Xanh COVID
>> Xử phạt chủ tài khoản “Giang Kim Cúc và các cộng sự” thông tin sai về vụ bà ngoại rút ổng thở của cháu
Xử lý nghiêm vụ nhân viên y tế bị đánh khi đi lấy mẫu test COVID-19 theo pháp luật.
Xử lý nghiêm vụ nhân viên y tế bị đánh khi đi lấy mẫu test COVID-19
Chiều ngày 24 tháng 9, mạng xã hội làn truyền clip ghi lại cảnh xô xát giữa hai người đàn ông mặc đồ bảo hộ của nhân viên y tế và 3 người dân tại một con hẻm.
Ngày 25 tháng 9, UBND phường 4, quận 8, TP Hồ Chí Minh có báo cáo nhanh về vụ xô xát giữa nhân viên y tế với các đối tượng liên quan khi làm nhiệm vụ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại khu vực 618/18 Phạm Thế Hiển. khoảng 9h30 ngày 24/9, tổ công tác lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 phường 4 gồm: anh N.H.N (tình nguyện viên của Hội liên hiệp Thanh niên TP Hồ Chí Minh), anh N.Q.P (tình nguyện viên phòng, chống dịch COVID-19 của UBND phường 4) và anh D.T.N (bác sĩ tình nguyện thuộc đoàn bác sĩ tỉnh Bến Tre) làm nhiệm vụ tại tổ dân phố 9 (vùng vàng) giai đoạn 4. Tổ dự kiến lấy mẫu lần 2 cho 60 hộ dân theo hình thức xét nghiệm nhanh cho mẫu đại diện hộ gia đình.
Đến 10h15 cùng ngày, công tác lấy mẫu đã thực hiện xong với 59 hộ dân. Lúc này, ông L.T.T (580/14 Phạm Thế Hiển) từ nhà đến điểm lấy mẫu xét nghiệm và yêu cầu được phát que xét nghiệm để đem về nhà tự lấy mẫu. Tuy nhiên, anh P. không đồng ý vì tránh việc lấy mẫu không đảm bảo quy trình sẽ cho kết quả không chính xác, trong khi T. không đồng ý lấy mẫu tại chỗ vì sợ bị lây nhiễm chéo.
Trong lúc tranh cãi, anh P. và ông T. xảy ra xô xát. Lúc này, anh N. (tổ y tế) vào can ngăn thì vợ chồng con trai của ông T. chạy đến xô xát, dùng ghế, bàn ném vào người các nhân viên y tế rồi bỏ đi. Ngoài ra, UBND phường 4 cho biết thêm, trong số que test đã lấy có hai mẫu nghi ngờ mắc COVID-19 bị ba người quá khích ném vào người hai tình nguyện viên. Những người này còn xé khẩu trang, đồ bảo hộ của các tình nguyện viên và khẩu trang của Tổ trưởng Tổ dân phố 9.
Hiện Công an quận 8 đang củng cố hồ sơ, làm rõ hành vi chống người thi hành công vụ để xử lý nghiêm, tránh gây dư luận xấu.
Hành vi chống người thi hành công vụ xử lý theo pháp luật
Trong Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP đã quy định về người thi hành công vụ và hành vi chống người thi hành công vụ như sau:
- Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.
- Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.
Trong Khoản 3 đối với tổ chức, cá nhân khác tại Điều 5 của Nghị định 208/2013/NĐ-CP cũng đã quy định rõ:
- Không chấp hành các quy định của pháp luật; không chấp hành sự điều hành, hướng dẫn, yêu cầu của người thi hành công vụ; chống đối hoặc cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ;
- Lợi dụng quyền tự do, dân chủ, tín ngưỡng, tôn giáo để lôi kéo, xúi giục, kích động người khác chống người thi hành công vụ;
- Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người thi hành công vụ; xâm hại tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của lực lượng thi hành công vụ;
- Các hành vi khác nhằm chống người thi hành công vụ.
Phạt hành chính đối với hành vi chống nghười thi hành công vụ
Theo Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ như sau:
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ; Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ; Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ; Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ; Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.
Phạt hình sự đối với hành vi chống nghười thi hành công vụ
Theo Điều 330 quy định về Tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật hình sự 2017 như sau:
– Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Có tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
- Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
- Tái phạm nguy hiểm.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 –Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư