Kính gửi văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có một vấn đề mong nhận được giải đáp từ Quý công ty như sau:
Tôi đang thực hiện chuyển nhượng phần đất của gia đình tôi cho người khác. Tôi nghe nói nếu như chuyển nhượng bất động sản phải thực hiện thủ tục công chứng nếu không giao dịch sẽ vô hiệu. Do đó, tôi muốn gửi câu hỏi đến Phan Law Vietnam để được giải đáp thắc mắc và tư vấn về vấn đề chuyển nhượng bất động sản có cần ra văn phòng công chứng không? Rất mong nhận được phản hồi từ Quý công ty.
Xin chân thành cảm ơn!
Xem thêm:
>> Thế nào là hợp đồng vô hiệu? Hệ quả khi hợp đồng vô hiệu là gì?
>> Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất thực hiện như thế nào?
>> Điều kiện chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng để chia sẻ thắc mắc của mình đến Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang gặp phải, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc và tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Chuyển nhượng bất động sản có cần ra văn phòng công chứng không hay không?
Chuyển nhượng bất động sản có cần ra văn phòng công chứng không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 về việc hình thức của chuyển nhượng bất động sản như sau:
“a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.”
Như vậy, khi bạn muốn tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất bắt buộc phải được công chứng hoặc chứng thực. Nếu hợp đồng chuyển nhượng bất động sản không được công chứng hoặc chứng thực thì sẽ không có giá trị pháp lý. Đối với hợp đồng không có giá trị pháp lý thì đương nhiên các bên tham gia hợp đồng sẽ phải gánh chịu rất nhiều rủi ro.
Tuy nhiên, đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà có một bên hoặc các bên trong hợp đồng chuyển nhượng bất động sản là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản thì sẽ được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên mà không phải bắt buộc.
Phân biệt thủ tục công chứng và chứng thực?
Phân biệt thủ tục công chứng và chứng thực?
Nhu cầu thực hiện công chứng, chứng thực hiện nay ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, có không ít người nghĩ nhầm lẫn công chứng, chứng thực là một. Thực ra, đây là 2 khái niệm có bản chất hoàn toàn khác nhau. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về bản chất
- Công chứng: Bảo đảm về mặt nội dung của một hợp đồng, một giao dịch. Người thực hiện công chứng sẽ phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó, tức là chịu trách nhiệm về nội dung.
- Chứng thực: Chỉ chứng nhận về sự việc mà không đề cập đến mặt nội dung, chủ yếu chú trọng về mặt hình thức.
Thứ hai, về thẩm quyền thực hiện
Hoạt động công chứng sẽ do những tổ chức dưới đây thực hiện:
- Phòng công chứng: Do UBND cấp tỉnh thành lập – Là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp.
- Văn phòng công chứng.
- Cơ quan đại diện về lãnh sự, đại diện về ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài.
Hoạt động chứng thực sẽ do những tổ chức dưới đây thực hiện:
- Phòng Tư pháp cấp huyện.
- UBND cấp xã.
- Cơ quan đại diện về ngoại giao, về lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
- Công chứng viên.
Thứ ba, giá trị pháp lý
Văn bản được công chứng sẽ có giá trị pháp lý như:
- Có hiệu lực từ ngày được công chứng. Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên kia có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Giấy tờ đã được công chứng sẽ có giá trị về chứng cứ.
- Bản dịch được công chứng sẽ có giá trị sử dụng như văn bản được dịch.
Văn bản được chứng thực sẽ có giá trị pháp lý như:
- Bản sao khi được cấp từ giấy tờ gốc sẽ có giá trị sử dụng thay cho những giấy tờ gốc.
- Chữ ký đã được chứng thực – Là căn cứ để xác định trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực chữ ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
- Văn bản đã được chứng thực sẽ có giá trị chứng cứ về thời gian, về địa điểm ký kết hợp đồng; về năng lực hành vi dân sự,….
Trên đây là những tư vấn của Phan Law Vietnam về chuyển nhượng bất động sản có cần ra văn phòng công chứng không? Chúng tôi tự tin sẽ đem đến cho Quý vị những trải nghiệm tốt, ấn tượng về dịch vụ bởi đội ngũ luật sư tận tâm thực hiện cũng như giàu kinh nghiệm. Phan Law Vietnam sẵn sàng tư vấn miễn phí và cung cấp dịch vụ pháp lý từ trước, trong và sau khi thực hiện dịch vụ. Quý vị có thể liên hệ qua website https://phan.vn hoặc theo địa chỉ dưới đây để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư