Ngày 29.01, cộng đồng mạng lan truyền video quay lại cảnh một người phụ nữ làm rớt tiền khi đang di chuyển trên đường số 4, Phường Tân Hưng, Quận 7. Điều đáng nói ở đây chính là rất nhiều người dân xung quanh lao vào nhặt tiền và hoàn toàn không có ý định trả lại cho người phụ nữ đánh rơi. Sau khi quay lại, người phụ nữ chỉ lấy lại được 4 triệu đồng trong khi số tiền làm rớt là 30 triệu. Sự việc này gây phẫn nộ trong dư luận, ngày 30.01 cơ quan Công an Phường Tân Hưng đã vào cuộc.
Xem thêm:
>> Những điều cần biết về quy định đốt pháo hoa năm 2021
>> Đốt pháo hoa, pháo nổ thế nào để không vi phạm pháp luật?
>> Tuyên xử tài xế Mercedes gây tai nạn cho nữ tiếp viên hàng không
Hình ảnh trích xuất camera ghi lại nhưng người đang nhặt tiền
Các biện pháp xử lý hành vi “hôi của” theo quy định của pháp luật
“Hôi của” là từ lóng dùng để nói về hành vi chiếm giữ trái phép tài sản khi chủ tài sản không có khả năng bảo vệ được tài sản của mình. Đây là hành vi đi ngược với đạo đức xã hội, tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm, hành vi này còn có thể bị xử lý hình sự.
Xử lý hành chính
Khoản 1 Điều 230 Bộ Luật Dân sự 2015 có hướng dẫn rõ: “Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.”. Trong trường hợp nhặt được của rơi nhưng không trình báo, cố tình chiếm đoạt sử dụng trái phép tài sản của người khác, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính từ 01 triệu đến 02 triệu đồng (theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).
Xử lý hình sự
Pháp luật có quy định về tội chiếm giữ trái phép tài sản, theo đó Điều 176 Bộ Luật Hình sự có hướng dẫn:
“Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Các biện pháp xử lý của pháp luật với vấn nạn “hôi của”
Công an quận 7 vào cuộc, điều tra vụ việc
Chị Lý Thị Nhanh – nhân vật bị rơi 30 triệu trong video lan truyền trên mạng xã hội đã trình báo với cơ quan công an về vụ việc của mình. Nhận được tin báo, cơ quan công an phường Tân Hưng nhanh chóng bắt tay vào điều tra và kêu gọi những người đã nhặt tiền trả lại tiền cho chị Nhanh. Trường hợp cố tình không trả sẽ bị xem xét xử lý hình sự, hoặc hành chính tuỳ theo mức độ.
Thông qua hình ảnh trích xuất được từ camera tại đoạn đường xảy ra việc rớt tiền, có thể xác định được hình ảnh của những chủ thể đã nhặt tiền của chị Nhanh. Theo quy định tại Điều 166 Bộ Luật Dân sự 2016, chị Nhanh hoàn toàn có quyền đòi lại tài sản của mình và nhờ cơ quan chức năng hỗ trợ.
Tại đoạn video cũng quay được hình ảnh của người phụ nữ chở một đứa trẻ dừng lại và để cho đứa trẻ này xuống nhặt tiền, sau đó đi mất. Hành vi này có thể được xét vào tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nếu số tiền bị lấy đủ lớn và cố tình không có ý định trả lại cho chủ sở hữu.
Sau 03 ngày kêu gọi, hiện tại chị Nhanh đã nhận lại được 20,5 triệu đồng trong tổng số 30 triệu đánh rơi. Ngoài ra một số mạnh thường quân đã ủng hộ chị 3,5 triệu đồng để có thể vượt qua khó khăn. Sự việc và danh tính của những người nhặt tiền của cô gái vẫn đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư