Kính gửi văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có một vấn đề mong nhận được giải đáp từ Quý công ty như sau:
Tôi thường xem những bản tin pháp lý để hiểu rõ những quyền lợi của bản thân hơn. Từ đó, bảo vệ tốt quyền lợi của mình. Gần đây, có hai thuật ngữ tôi vẫn chưa hiểu rõ. Do đó, tôi muốn gửi câu hỏi đến Phan Law Vietnam để giúp tôi phân biệt tước quyền thừa kế và truất quyền thừa kế. Rất mong nhận được phản hồi từ Quý công ty.
Xin chân thành cảm ơn!
Xem thêm:
>> Quyền đòi nợ có được thừa kế hay không?
>> Có được xây dựng trên phần đất đang có tranh chấp?
>> Tìm hiểu vấn đề có được thừa kế đất hương hỏa hay không?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng để chia sẻ thắc mắc của mình đến Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang gặp phải, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc và tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Thuật ngữ thừa kế được hiểu sao cho đúng?
Thừa kế là như thế nào?
Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, thuật ngữ thừa kế được hiểu là quá trình chuyển dịch tài sản của người đã chết sang cho người còn sống. Thừa kế được chia thành thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật, trong đó:
- Thừa kế theo di chúc được hiểu là quá trình chuyển dịch tài sản thừa kế của người đã chết sang cho người còn sống theo ý chí định đoạt của người đó khi còn sống. Thừa kế theo di chúc được quy định tại chương XXII Bộ luật dân sự 2015.
- Thừa kế theo pháp luật được hiểu là quá trình dịch chuyển tài sản thừa kế của người đã chết sang cho người sống theo quy định của pháp luật khi người chết không để lại di chúc hoặc khi người chết có để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp. Thừa kế theo pháp luật được quy định tại chương XXIII Bộ luật dân sự 2015.
Phân biệt tước quyền thừa kế và truất quyền thừa kế như thế nào?
Bị tước quyền thừa kế và truất quyền thừa kế có những điểm khác biệt như sau:
Phân biệt tước quyền thừa kế và truất quyền thừa kế như thế nào?
Chủ thể có quyền tước quyền thừa kế, truất quyền thừa kế:
- Bị tước quyền thừa kế: Đó là những người đáng lẽ sẽ phải được hưởng di sản vì theo quy định của pháp luật dân sự thì họ là những người thừa kế của người đã chết hoặc đã được người đã chết lập di chúc cho họ hưởng di sản nhưng lại bị pháp luật tước đi quyền hưởng di sản vì có những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức.
- Truất quyền thừa kế: Người lập di chúc có quyền truất quyền hưởng di sản mà không cần phải nêu lý do.
Những chủ thể bị tước quyền thừa kế, truất quyền thừa kế:
- Bị tước quyền thừa kế: Bao gồm những người thừa kế theo pháp luật và những người thừa kế theo di chúc.
- Truất quyền thừa kế: Chỉ những người thừa kế theo pháp luật. Người đã chết lập di chúc truất quyền của những người thừa kế theo pháp luật bằng cách ghi rõ ý chí của bản thân trong di chúc là không cho người đó hưởng di sản.
Nội dung tước quyền thừa kế, truất quyền thừa kế:
- Bị tước quyền thừa kế: Người bị tước quyền thừa kế sẽ không được hưởng di sản theo pháp luật như người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe người để lại di sản, ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản,…, trừ người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc (tham khảo quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015) hoặc không được hưởng di sản theo di chúc, kể cả những người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
- Truất quyền thừa kế: Những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc kể cả bị người lập di chúc truất quyền hưởng di sản thì vẫn sẽ được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trừ trường hợp họ từ chối nhận di sản hoặc bị tước quyền hưởng di sản.
Trên đây là những tư vấn của Phan Law Vietnam về phân biệt tước quyền thừa kế và truất quyền thừa kế. Chúng tôi tự tin sẽ đem đến cho Quý vị những trải nghiệm tốt, ấn tượng về dịch vụ bởi đội ngũ luật sư tận tâm thực hiện cũng như giàu kinh nghiệm. Phan Law Vietnam sẵn sàng tư vấn miễn phí và cung cấp dịch vụ pháp lý từ trước, trong và sau khi thực hiện dịch vụ. Quý vị có thể liên hệ qua website https://phan.vn hoặc theo địa chỉ dưới đây để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư