Quy định như thế nào là người bán dâm, mua dâm
Tại khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh phòng chống mại dâm có quy định về hành vi bán dâm là: “Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.”.
Tại khoản 2 Điều 3 của Pháp lệnh này cũng quy định về hành vi mua dâm là: “Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu.”.
Như vậy, theo quy định tại Pháp lệnh phòng chống mại dâm, hành vi quan hệ tình dục có trả tiền hoặc lợi ích vật chất thì đó là hành vi mua dâm, bán dâm.
Bên cạnh đó, tại Điều 4 của Pháp lệnh phòng chống mại dâm thì hành vi mua dâm, bán dâm, môi giới mại dâm là những hành vi bị cấm. Người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống mại dâm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Pháp lệnh phòng chống mại dâm có quy định về xử lý hành vi bán dâm và mua dâm không?
Tại Pháp lệnh phòng chống mại dâm không có quy định về mức xử lý hành vi bán dâm và mua dâm mà chỉ có giải thích thế nào là hành vi mua dâm và bán dâm cũng như hình thức xử lý hành vi này chứ chưa đưa ra mức phạt cụ thể.
Mức phạt đối với người mua dâm
Xem thêm: Hành vi lợi dụng kinh doanh, dịch vụ để hoạt động mua dâm, bán dâm thì bị xử lý như thế nào?
Cụ thể hơn, tại Điều 24 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội đã quy định mức phạt hành chính cụ thể khi thực hiện hành vi này như sau: Trong trường hợp hành vi mua dâm người đã thành niên thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định.
Theo Điều 329 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, với mức phạt tối đa có thể đến 07 năm tù, ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu người đã thành niên thực hiện hành vi mua dâm đối với người dưới 18 tuổi thì người người đó sẽ bị xử lý hình sự.
Người mua dâm người chưa thành niên hoặc biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 148 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, mức chế tài cho hành vi phạm tội này cũng có thể lên đến 07 năm tù giam.
Mức phạt đối với người bán dâm
Theo quy định tại điều 25 của nghị định số 144/2021/NĐ-CP về Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số tiền thu nhập bất hợp pháp từ hành vi bán dâm thì đối với hành vi bán dâm thông thường thì người bán dâm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 300.000 đồng tới 2.000.000 đồng.
Đối với người dẫn dắt môi giới người mua dâm gặp người bán dâm để thực hiện hành vi mua bán dâm thì đây là hành vi môi giới mại dâm. Người thực hiện hành vi môi giới mại dâm sẽ bị xử lý hình sự với mức thấp nhất là 6 tháng tù và mức cao nhất lên đến 15 năm tù theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Biện pháp phòng chống mại dâm
Phòng chống mại dâm là một vấn đề quan trọng và cần được thực hiện thông qua nhiều biện pháp khác nhau. Dưới đây là một số biện pháp có thể thực hiện:
- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về hậu quả và tác hại của mại dâm, cũng như các chính sách và pháp luật liên quan;
- Hỗ trợ và tạo điều kiện cho những người bán dâm hòa nhập trở lại cộng đồng cũng là một phần quan trọng trong công tác phòng chống mại dâm. Mở các chương trình giáo dục, dạy nghề và hỗ trợ vay vốn có thể giúp họ tìm được hướng đi mới trong cuộc sống;
- Thực hiện các chính sách quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh và dịch vụ có nguy cơ phát sinh mại dâm;
- Điều tra, truy tố và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến mại dâm;
- Các biện pháp khác, bao gồm: việc tăng cường trách nhiệm của cán bộ địa phương và cộng đồng trong việc phòng chống mại dâm.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến Quý Khách hàng. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác Quý Khách hàng vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư