Kính gửi văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có một vấn đề mong nhận được giải đáp từ Quý công ty như sau:
Tôi nghe nói khi thấy người khác bị nạn không thực hiện việc cứu giúp có thể bị xử phạt. Do đó, tôi muốn gửi câu hỏi đến Phan Law Vietnam để được giải đáp thắc mắc và tư vấn về vấn đề thấy người bị nạn không cứu, có vi phạm pháp luật hay không? Rất mong nhận được phản hồi từ Quý công ty.
Xin chân thành cảm ơn!
Xem thêm:
>> Đánh người, thương tích dưới 11% có bị ngồi tù không?
>> Đánh bài online ăn tiền có vi phạm pháp luật hay không?
>> Điều kiện tách thửa đất thổ cư mới nhất hiện nay
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng để chia sẻ thắc mắc của mình đến Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang gặp phải, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc và tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Thấy người bị nạn không cứu, có vi phạm pháp luật hay không?
Có thể bị truy tố nếu thấy người bị nạn nhưng không cứu
Theo Điều 132 Bộ Luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017, khi không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn những yếu tố như dưới đây:
Thứ nhất, về mặt chủ thể
Chủ thể thường, tức là chủ thể có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên.
Thứ hai, về mặt khách thể
Gián tiếp xâm phạm đến quyền được sống của người khác. Do đó, khách thể của tội phạm này là quyền được sống, được tôn trọng và được bảo vệ tính mạng. Trong trường hợp này, người phạm tội đã không tuân thủ xử sự khi cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Thứ ba, về mặt chủ quan
Được thực hiện với lỗi cố ý, thường là cố ý gián tiếp. Người phạm tội đã có thái độ để mặc cho hậu quả xảy ra, mặc dù họ đã nhận thức được hậu quả chết người có thể xảy ra.
Thứ tư, về mặt khách quan
Là hành vi không cứu giúp khi thấy người khác đang nguy hiểm đến tính mạng. Tội phạm thực hiện bằng hành vi không hành động. Người phạm tội đã không thực hiện hành vi cứu giúp dù có đủ khả năng và điều kiện để thực hiện nhưng do sợ bị hiểu nhầm; sợ phiền phức, liên quan;…. dẫn đến hậu quả chết người có thể sẽ xảy ra. Cụ thể như sau:
- Dấu hiệu “thấy” người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng: Là việc ý thức được tình trạng nguy hiểm của nạn nhân bằng các cách khác nhau như nghe thấy, nhìn thấy, kinh nghiệm bản thân,….
- Người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng: Là người mà tính mạng của họ đang bị đe dọa nhưng bản thân họ không khắc phục được mà phải có sự cứu giúp kịp thời của người khác. Nếu như không có sự giúp đỡ hoặc không được giúp đỡ kịp thời thì có thể nguy hại tính mạng.
- Người phạm tội là người có đủ khả năng và điều kiện để thực hiện nhằm ngăn chặn hậu quả chết người nhưng đã không cứu giúp. Cụ thể là khả năng của bản thân, các điều kiện hoàn cảnh cụ thể bên ngoài hoàn toàn cho phép người phạm tội có khả năng cứu giúp người đang nguy hiểm đến tính mạng, việc cứu giúp không gây nguy hiểm cho bản thân và những người khác nhưng người phạm tội đã không cứu giúp.
Như vậy, khi thấy người bị nạn không cứu thì sẽ vi phạm pháp luật, cụ thể là có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thấy người bị nạn đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại không cứu giúp.
Thấy người bị nạn không cứu thì bị xử lý như thế nào?
Tùy vào từng trường hợp mà có hình thức xử lý khác nhau khi thấy người bị nạn nhưng không cứu giúp. Cụ thể như sau:
- Xử phạt hành chính: Khi không thỏa mãn những yếu tố cấu thành tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và không thực hiện việc cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng đối với tổ chức (tham khảo khoản 7 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
- Chế tài hình sự: Khi thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng như trên thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 05 năm. Và còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc công việc nhất định từ 01 năm – 05 năm.
Trên đây là những tư vấn của Phan Law Vietnam về việc khi thấy người bị nạn không cứu, có vi phạm pháp luật hay không? Chúng tôi tự tin sẽ đem đến cho Quý vị những trải nghiệm tốt, ấn tượng về dịch vụ bởi đội ngũ luật sư tận tâm thực hiện cũng như giàu kinh nghiệm. Phan Law Vietnam sẵn sàng tư vấn miễn phí và cung cấp dịch vụ pháp lý từ trước, trong và sau khi thực hiện dịch vụ. Quý vị có thể liên hệ qua website https://phan.vn hoặc theo địa chỉ dưới đây để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư