Kính gửi Văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có một vấn đề mong nhận được giải đáp từ Quý công ty như sau:
Tuần qua tôi mới đi du lịch về, ở thành phố tôi du lịch, tôi và các bạn đi cùng bị nhiều người bán hàng tranh giành, nài ép mua hàng hóa, gây phiền hà cho tôi và nhiều du khách khác. Đới với hành vi này, pháp luật có quy định xử phạt vi phạm hành chính hay không? Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hành vi vi phạm trong lĩnh vực du lịch là bao lâu?
Xin chân thành cảm ơn.
Xem thêm:
>> Mức phạt hành chính đối với hành vi trốn xét nghiệm Covid
>> Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch bằng xe ô tô
>> Thương nhân có thể bị xử phạt hành chính nếu tăng giá bất hợp lý trong mùa dịch
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hành vi vi phạm trong lĩnh vực du lịch.
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng để chia sẻ thắc mắc của mình đến Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang gặp phải, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc và tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Mức xử lý hành chính hành vi vi phạm phạm trong lĩnh vực du lịch
Theo khoản 4 Điều 9 Luật Du lịch năm 2017 quy định hành vi phân biệt đối xử với khách du lịch, thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch; tranh giành khách du lịch, nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch.
Theo Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch được quy định cụ thể từ Điều 6 đến Điều 18. Cụ thể, các hành vi vi phạm quy định chung về hoạt động kinh doanh du lịch và mức phạt được quy định tại Điều 6 như sau:
“Điều 6. Vi phạm quy định chung về hoạt động kinh doanh du lịch
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không có nhân lực hoặc cơ sở vật chất để tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của khách du lịch trong phạm vi quản lý.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi giải quyết không kịp thời kiến nghị, phản ánh của khách du lịch trong phạm vi quản lý khi nhận được kiến nghị, phản ánh.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tranh giành khách du lịch hoặc nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ;
b) Phân biệt đối xử với khách du lịch;
c) Không thực hiện đúng chế độ báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện tai nạn hoặc rủi ro, sự cố xảy ra với khách du lịch;
b) Không giải quyết kiến nghị, phản ánh của khách du lịch trong phạm vi quản lý;
c) Thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cảnh báo nguy cơ gây nguy hiểm cho khách du lịch;
b) Không thông báo, chỉ dẫn cho khách du lịch trong trường hợp khẩn cấp.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không áp dụng biện pháp bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3, điểm c khoản 4 Điều này.”
Như vậy, bên vi phạm có hành vi tranh giành khách du lịch hoặc nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ thì có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (quy định tại điểm a khoản 3 và khoản 9 Điều 6 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.). Cùng với biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Lưu ý: Theo khoản 2, 3 Điều 5 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP nêu: Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP là áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy, tùy theo đới tượng vi phạm là cá nhân hay tổ chức mà có mức phạt tương ứng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hành vi vi phạm trong lĩnh vực du lịch.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hành vi vi phạm trong lĩnh vực du lịch
Theo Điều 1 Nghị định số 129/2021/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch là 01 năm.
Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch
Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch được quy định như sau:
- Trường hợp 1: Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện là hành vi có tính chất kéo dài, đã và đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm và hành vi đó vẫn đang trực tiếp xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
- Trường hợp 2: Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ, thông tin chứng minh hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm hành chính thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
Lưu ý: Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch là 01 năm, đối với hai trường hợp nêu trên thì tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện và hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong lĩnh vực du lịch
- Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đang thực hiện là hành vi có tính chất kéo dài, đã và đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm và hành vi đó vẫn đang trực tiếp xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước;
- Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ, thông tin chứng minh hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm hành chính.
Trong thời hạn quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch là 01 năm, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt. Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư