Trong 2 ngày qua, vụ việc nữ diễn viên A.T bị lộ clip nhạy cảm 8 phút đang làm nóng các trang mạng xã hội. Đáng chú ý, trước khi đoạn clip bị phát tán thì điện thoại của chị A.T bị công an thu giữ kèm theo mật khẩu. Hiện công an Hà Nội đang tích cực điều tra, làm rõ trách nhiệm của các bên có liên quan.
Xem thêm:
>> Thay đổi chính sách trả vé tàu tết do ảnh hưởng dịch Covid – 19
>> Bỏ quyền sở hữu trí tuệ vacxin COVID-19: Tưởng dễ nhưng lắm gian nan!
>> Những điều cần biết về quy định đốt pháo hoa năm 2021
Lộ clip nóng sau khi bị công an thu giữ điện thoại
Vụ việc lộ clip nóng của diễn viên V.T.A.T đang làm nóng cộng đồng mạng tại Việt Nam. Đáng chú ý, đoạn clip nhạy cảm này bị phát tán trên internet sau khi công an phường thu giữ điện thoại của chị kèm mật khẩu điện thoại. Hiện vụ việc đang được công an Hà Nội điều tra để kịp thời xử lý.
Theo lời kể của 2 nhân vật trong clip nóng thì vào tối 25/5, chị V.T.A.T cùng bạn bè của mình có tụ tập ăn uống trong một căn hộ trên địa bàn phường Trung Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội). Do quá phấn khích nên nhóm bạn có nói to, gây ồn ào nên Ban Quản lý tòa nhà đã báo Công an phường Trung Hòa lên kiểm tra.
Sau đó, chị V.T.A.T và nhóm bạn của mình đã bị yêu cầu về trụ sở Công an phường Trung Hòa để làm việc. Tại đây, ngoài kiểm tra hành chính, công an còn thu điện thoại kèm mật khẩu của chị A.T và những người có liên quan. Sau đó không lâu, clip nhạy cảm của của A.T bị phát tán trên mạng. Điều này đặt ra câu hỏi liệu việc thu giữ điện thoại của công an phường và lộ clip nóng có quan hệ nhân quả với nhau hay không.
Tìm hiểu khi nào công an được thu giữ điện thoại?
Ai là người phát tán clip nhạy cảm? Công an phường có trách nhiệm gì hay không? Chị A.T có hành vi vi phạm như thế nào?…Các câu hỏi trên sẽ được điều tra và làm rõ trong thời gian tới. Liên quan đến vụ việc này, một vấn đề quan trọng mà chúng ta cần quan tâm đó chính là khi nào công an được thu giữ điện thoại?
Tìm hiểu khi nào công an được thu giữ điện thoại?
Theo Luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành, công an chỉ được thu giữ điện thoại khi có căn cứ xác định đây là tang vật hoặc để xác minh hành vi vi phạm mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Hay nói cách khác, công an chỉ được khám xét, tạm giữ điện thoại khi có căn cứ cho rằng điện thoại có liên quan đến vụ việc vi phạm.
Việc khám xét, tạm giữ điện thoại cũng như đồ vật của công dân phải được tiến hành theo thủ tục luật định. Khi thực hiện tạm giữ, người có thẩm quyền phải lập biên bản và niêm phong tang vật. Người lập biên bản tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản tang vật. Việc khám đồ vật phải được lập thành biên bản, có mặt chủ nhân của đồ vật đó, nếu chủ đồ vật không có mặt thì phải có 2 người chứng kiến.
Trưởng công an phường, xã có thẩm quyền quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Trường hợp cán bộ cấp dưới là người lập biên bản thì trong 24 giờ phải báo cáo với trưởng công an phường, xã để xem xét ra quyết định tạm giữ.
Có thể thấy rằng pháp luật hiện hành đã có quy định chi tiết về căn cứ, thẩm quyền, trình tự thủ tục khi tiến hành tạm giữ, khám xét điện thoại cũng như đồ vật của cá nhân một cách rõ ràng. Chỉ được khám xét, thu giữ các dữ liệu trong điện thoại có liên quan trực tiếp đến vụ án, vụ việc vi phạm hành chính. Các dữ liệu cá nhân không liên quan đến hành vi vi phạm phải được tôn trọng và bảo vệ tuyệt đối.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư