Vốn tối thiểu để thành lập công ty là bao nhiêu là thắc mắc của nhiều người. Đối với ngành nghề đăng ký kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định, vốn điều lệ tối thiểu phải bằng vốn pháp định. Ngược lại với các ngành nghề thông thường thì pháp luật không giới hạn mức tối thiểu và tối đa.
Xem thêm:
>> Tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh đúng pháp luật năm 2020
>> Tư vấn thành lập công ty TNHH 1 thành viên
>> Hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại nhà
Vốn tối thiểu để thành lập công ty là bao nhiêu?
Vốn tối thiểu đến thành lập công ty là thắc mắc của nhiều người. Theo quy định hiện hành, tùy thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh mà vốn tối thiểu sẽ khác nhau.
Đối với ngành không yêu cầu vốn pháp định
Nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường không yêu cầu vốn pháp định, thì theo luật không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập công ty. Các bạn nên tham khảo danh sách ngành nghề đăng ký kinh doanh tại bài: “Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh mới nhất tại Việt Nam”.
Vốn tối thiểu để thành lập công ty là bao nhiêu?
Tuy nhiên nếu vốn điều lệ công ty quá thấp khi đi giao dịch và làm việc với đối tác, các cơ quan ngân hàng, thuế thì họ thường không tin tưởng doanh nghiệp này và rất hạn chế giao dịch và cũng là một trở ngại lớn khi đăng ký mức vốn điều lệ quá thấp. Cho nên cần đăng ký mức tương đối và phù hợp với thực tế để thuận tiện hơn cho việc kinh doanh.
Đối với ngành yêu cầu vốn pháp định
Còn nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định để hoạt động, thì vốn tối thiểu để thành lập công ty chính là bằng với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó. Tham khảo ngay tại bài: “Danh sách ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định”.
Tài sản góp vốn khi thành lập công ty
Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của Công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã thành lập
Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Xử lý thế nào với doanh nghiệp không góp đủ vốn?
Việc góp vốn thành lập doanh nghiệp phải được thực hiện trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp. Nếu quá thời hạn này mà việc góp vốn chưa được thực hiện hoặc thực hiện chưa đủ như đã cam kết góp thì đối với mỗi loại hình doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ góp vốn sẽ bị xử lý như sau:
Đối với Công ty TNHH từ hai thành viên trở lên
– Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;
– Thành viên chưa góp đủ phần vốn như đã cam kết thì chỉ có các quyền tương ứng với phần vốn đã góp. Đối với Công ty TNHH một thành viên: Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ.
Đối với công ty cổ phần
– Các cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;
– Các cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán, không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác
Như vậy, Vốn tối thiểu để thành lập công ty sẽ phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Để đăng ký vốn điều lệ, thương nhân cần cân nhắc tài chính cũng như chiến lược kinh doanh của công ty. Để được tư vấn kỹ hơn, vui lòng liên hệ Phan Law Vietnam theo thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư