Hàng giả, hàng nhái là vấn nạn mà mọi doanh nghiệp đều quan ngại. Các cơ quan chức năng đã vào cuộc để kiểm soát và giải quyết vấn nạn này. Tuy nhiên vẫn rất cần tới sự chủ động phối hợp từ doanh nghiệp chủ thương hiệu. Cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu về hàng giả và cách chống hàng giả trong nội dung bài viết dưới đây để có thể bảo vệ thương hiệu tuyệt đối!
Hàng giả là gì?
Để có thể chống hàng giả, hàng nhái trước hết bạn cần nắm được khái niệm của hàng giả. Theo quy định tại khoản 8, khoản 9 Điều 3 Nghị định 185/2013 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 124/2015:
“8. “Hàng giả” gồm:
a) Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa
c) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
d) Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác;
e) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
g) Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;
h) Tem, nhãn, bao bì giả.
9. “Tem, nhãn, bao bì giả” gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem chất lượng, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của cá nhân, tổ chức kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên và địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm hàng hóa, mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc bao bì hàng hóa của thương nhân khác.”
Có thể thấy, trên thị trường hiện tại hàng giả, hàng nhái lẫn lộn và tràn lan khiến cho người tiêu dùng hoang mang và làm ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu của doanh nghiệp; giảm sức cạnh tranh cũng như gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp phát triển và bảo vệ thương hiệu. Tuy vậy, thực tế doanh nghiệp vẫn không mấy quan tâm đúng mực về vấn đề này, khiến cho việc giám định hàng thật hàng giả vẫn còn gặp nhiều khó khăn vì tâm lý lo ngại của chủ sở hữu thương hiệu.
Doanh nghiệp cần làm gì để chống hàng giả, ngăn chặn giả mạo thương hiệu?
Để chống hàng giả, ngăn chặn giả mạo thương hiệu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần nâng cao ý thức, chủ động bảo vệ thương hiệu của mình. Bằng cách xây dựng bộ phận chuyên trách, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, tìm kiếm đại diện sở hữu trí tuệ, tham gia vào các vụ việc kiểm tra của quản lý thị trường khi có yêu cầu; phát triển công nghệ, phương pháp sản xuất tối ưu; chủ động tố giác các hành vi làm giả…
Để có thể giải quyết và hỗ trợ doanh nghiệp trong công cuộc xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu pháp luật đã đưa ra một số các chế tài pháp lý để xử lý hành vi này như:
- Xử phạt hành chính: Nghị định số 185/2013/NĐ-CP; Nghị định số 28/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 131/2013/NĐ-CP.
Hình thức xử phạt hành chính được áp dụng trong các văn bản pháp luật này đó là: Xử cảnh cáo, phạt tiền, xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ có thời hạn một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… Ngoài ra, pháp luật còn quy định kèm các biện pháp khắc phục hậu quả đối với đối tượng vi phạm. Hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa có thể bị phạt tiền lên đến 90.000.000 đồng.
- Tội hình sự: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Điều luật này quy định về các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả trái pháp luật với 3 khung phạt tù chính: từ 01 năm đến 05 năm; phạt tù từ 05 năm đến 10 năm; từ 07 năm đến 15 năm tùy vào mức độ và hành vi vi phạm của đối tượng.
Phan Law Vietnam – Dịch vụ hỗ trợ bảo vệ thương hiệu, chống hàng giả, hàng nhái
Phan Law Vietnam là đơn vị hàng đầu hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu, xử lý hàng giả, hàng nhái. Với đội ngũ luật sư chuyên môn hơn 14 năm kinh nghiệm, Phan Law luôn tự hào là người bạn đồng hành đáng tin cậy của hàng nghìn doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chúng tôi cung cấp dịch vụ:
- Hỗ trợ xây dựng nền tảng cho bộ phận chuyên trách bảo vệ thương hiệu
- Tư vấn, hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến xử lý triệt để hàng giả, hàng nhái để phát triển thương hiệu
- Đại diện sở hữu trí tuệ theo pháp luật cho doanh nghiệp
Ngoài ra, chúng tôi còn hỗ trợ rất nhiều các vấn đề pháp lý khác không chỉ riêng về chống hàng giả. Hãy liên hệ và trao đổi với Phan Law Vietnam ngay thông qua các phương thức dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn