Kính gửi Văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có một vấn đề mong nhận được giải đáp từ Quý công ty như sau:
Cháu của tôi bị sốt cao nên tôi đưa đi bềnh viện, kêu bác sĩ khám thị họ nó cần phải chờ tới lượt mới được khám. Vậy cho tôi hỏi trẻ em có được ưu tiên khám chữa bệnh trước hay không? Nếu có thì hành vi không ưu tiên cấp cứu cho trẻ em thì bị xử phạt thế nào?
Xin chân thành cảm ơn.
Xem thêm:
>> Chế độ làm việc dành cho lao động trẻ em dưới 15 tuổi được quy định như thế nào?
>> Hướng dẫn chăm sóc trẻ em mắc Covid-19 tại nhà
>> Mức xử phạt và hình thức xử lý bạo hành trẻ em theo luật
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng để chia sẻ thắc mắc của mình đến Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang gặp phải, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc và tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Hành vi không ưu tiên cấp cứu cho trẻ em thì bị xử phạt thế nào?
Trẻ em có được ưu tiên khám chữa bệnh khi đến bệnh viện không?
Căn cứ theo Điều 14 Luật Trẻ em 2016 quy định về quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em cụ thể: “Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.” Như vậy, khi trẻ em bị bệnh, đau, ốm sốt thì được ưu tiên khám chữa bệnh trước khi đến phòng khám, bệnh viện.
Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về nguyên tắc khám bệnh, chữa bệnh cũng được quy định như sau:
- Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.
- Tôn trọng quyền của người bệnh; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 11 và khoản 4 Điều 59 của Luật này.
- Kịp thời và tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật.
- Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai.
- Bảo đảm đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề.
- Tôn trọng, hợp tác và bảo vệ người hành nghề khi làm nhiệm vụ.
>>> Pháp luật có công nhận Những “thần y” chữa bệnh bằng cách lạ hay không?
Bảo đảm về chăm sóc sức khỏe cho trẻ em
Tại Điều 43 Luật Trẻ em 2016 đã quy định về việc bảo đảm chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, cụ thể như sau:
- Nhà nước có chính sách phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội từng thời kỳ để hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em được chăm sóc sức khỏe, ưu tiên cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em đang sinh sống tại các xã biên giới, miền núi, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
- Nhà nước bảo đảm thực hiện các biện pháp theo dõi sức khỏe định kỳ cho phụ nữ mang thai và trẻ em theo độ tuổi; chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe ban đầu và tiêm chủng cho trẻ em; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; tư vấn và hỗ trợ trẻ em trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục phù hợp với độ tuổi theo quy định của pháp luật.
- Ưu tiên tư vấn, bảo vệ, chăm sóc về sức khỏe, dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ nuôi con dưới 36 tháng tuổi và trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 36 tháng tuổi, trẻ em bị xâm hại phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội từng thời kỳ.
- Nhà nước có chính sách, biện pháp tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh; giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, đặc biệt là tử vong trẻ sơ sinh; xóa bỏ phong tục, tập quán có hại, ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em.
- Nhà nước đóng, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho trẻ em theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế phù hợp với độ tuổi, nhóm đối tượng và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội từng thời kỳ.
- Nhà nước có chính sách, biện pháp để trẻ em được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh và điều kiện vệ sinh cơ bản, bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
- Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân ủng hộ, đầu tư nguồn lực để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, ưu tiên cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Hành vi không ưu tiên cấp cứu cho trẻ em thì bị xử phạt thế nào?
Hành vi không ưu tiên cấp cứu cho trẻ em thì bị xử phạt thế nào?
Trong những trường hợp không ưu tiên cấp cứu cho trẻ em theo quy định pháp luật thì căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 25 Nghị định 130/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em, cụ thể bị xử phạt như sau:
– Những trường hợp không thực hiện trách nhiệm bảo đảm chế độ dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ em theo từng độ tuổi; không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng bệnh, tư vấn và hỗ trợ trẻ em trong chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi nêu trên.
– Những trường hợp không thực hiện, cản trở phụ nữ mang thai tiếp cận dịch vụ y tế để được tư vấn sàng lọc, phòng ngừa các bệnh tật bẩm sinh cho trẻ em; không chấp hành các quyết định, biện pháp, quy định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền để bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của trẻ em; Áp dụng phong tục, tập quán có hại, ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em; không ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi được nêu. Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư