Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp và thỏa ước lao động tập thể ngành là kết quả của thương lượng tập thể. Nói cách khác, đây là kết quả của việc tập thể lao động thảo luận, đàm phán với người sử dụng lao động nhằm mục xây dựng quan hệ lao động hài hòa; xác lập các điều kiện lao động mới;…. Vậy, Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp và thỏa ước lao động tập thể ngành có sự khác biệt như thế nào?
Theo Điều 73 Bộ luật lao động 2012, thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) được biết tới là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động (NSDLĐ) về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể. Hiện nay, TƯLĐTT gồm TƯLĐTT doanh nghiệp, TƯLĐTT ngành và hình thức TƯLĐTT khác.
Sự khác biệt giữa thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp và thỏa ước lao động tập thể ngành được thể hiện thông qua Mục 3, 4, 5 Chương V Bộ luật lao động 2012, cụ thể như sau:
Thứ nhất, chủ thể ký kết thỏa ước
TƯLĐTT doanh nghiệp (Khoản 1 Điều 83 Bộ luật lao động 2012):
- Bên tập thể lao động phải là đại diện của tập thể lao động tại cơ sở
- Bên NSDLĐ là NSDLĐ hoặc người đại diện của NSDLĐ.
TƯLĐTT ngành (Khoản 1 Điều 87 Bộ luật lao động 2012):
- Bên tập thể lao động phải là Chủ tịch của công đoàn ngành
- Bên NSDLĐ là đại diện của tổ chức đại diện NSDLĐ đã tham gia thương lượng tập thể ngành.
Thứ hai, tỷ lệ thông qua thỏa ước
- TƯLĐTT doanh nghiệp (điểm a Khoản 2 Điều 74 Bộ luật lao động 2012): Có trên 50% số người của tập thể lao động biểu quyết tán thành nội dung đã đạt được
- TƯLĐTT ngành (điểm b Khoản 2 Điều 74 Bộ luật lao động 2012): Có trên 50% số đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên cơ sở biểu quyết tán thành nội dung đã đạt được
Thứ ba, nộp thỏa ước
- TƯLĐTT doanh nghiệp (Khoản 1 Điều 75 Bộ luật lao động 2012): Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh
- TƯLĐTT ngành (Khoản 2 Điều 75 Bộ luật lao động 2012): Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Thứ tư, về lưu giữ thỏa ước
TƯLĐTT doanh nghiệp (Khoản 2 Điều 83 Bộ luật lao động 2012): Thỏa ước phải làm thành 05 bản. Trong đó:
- Mỗi bên ký kết giữ 01 bản
- 01 bản gửi cơ quan nhà nước về lao động cấp tỉnh
- 01 bản gửi công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở
- 01 bản gửi tổ chức đại diện NSDLĐ mà NSDLĐ là thành viên.
TƯLĐTT ngành (Khoản 2 Điều 87 Bộ luật lao động 2012): Làm thành 04 bản. Trong đó:
- Mỗi bên ký kết giữ 01 bản
- 01 bản gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- 01 bản gửi công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
Thứ năm, thời hạn thỏa ước
- TƯLĐTT doanh nghiệp (Điều 85 Bộ luật lao động 2012): có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Nhưng với DN lần đầu tiên ký kết TƯLĐTT thì có thể ký kết với thời hạn dưới 01 năm.
- TƯLĐTT ngành (Điều 89 Bộ luật lao động 2012): Có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm.
Trên đây là các nội dung tư vấn phân biệt Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp và Thỏa ước lao động tập thể ngành. Trường hợp quý khách có thắc mắc hoặc cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn