Thành phố Hồ Chí Minh cho phép các cửa hàng dịch vụ ăn uống được mở bán mang đi từ ngày 8 tháng 9 này. Nhiều chủ quán cho biết cảm thấy vui mừng nhưng vẫn bối rối về các quy định để được hoạt động trở lại.
Xem thêm:
>> Người tổ chức đường dây tiêm vắc xin COVID-19 “dịch vụ” giá 4 triệu đồng một liều đã bị bắt
>> Website nhận đơn nông sản combo 10 kg/túi giá 100.000 đồng ở TP.HCM bị vẫ đề quá tải, nghẽn mạng
>> TP Hồ Chí Minh đề xuất cho gần 642.000 học sinh, học viên tiêm vaccine phòng COVID-19
TP.HCM cho phép mở quán ăn bán mang đi
TP.HCM cho phép mở quán ăn bán mang đi
Tối 8 tháng 9, UBND TP.HCM chính thức cho phép loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống được hoạt động từ 6h đến 18h hàng ngày theo hình thức bán hàng mang đi. Các cơ sở kinh doanh hoạt động theo phương thức “3 tại chỗ”, kinh doanh thông qua đặt hàng trực tuyến và giao qua shipper.
Ngoài ra, UBND TP.HCM yêu cầu các cơ sở này phải đăng ký kinh doanh với địa phương để được cấp giấy đi đường, đảm bảo lao động đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine và test nhanh âm tính 2 ngày/lần theo mẫu đơn hoặc mẫu gộp 3 người.
Sau gần 3 tháng ngưng hoạt động, nhận được thông tin, chị Thu Lan, kinh doanh quán ăn vặt ở quận 6, cho biết rất mừng nhưng chị chưa biết cách triển khai ra sao. “Chắc đợi xem phường thông báo như thế nào rồi tính tiếp, tôi chờ ngày được mở bán lâu lắm rồi vì ở nhà nhiều cũng buồn chán”, chị nói.
Có cần giấy đi đường mẫu mới không?
Có cần giấy đi đường mẫu mới không?
Từ 6/9, Hà Nội quyết định triển khai các biện pháp phòng chống dịch tại 3 vùng. Phân vùng 1 (vùng đỏ) tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16, vùng 2 (vùng vàng) và vùng 3 (vùng xanh) theo Chỉ thị 15 tới 6h ngày 21/9.
Phân loại các vùng theo mức độ nguy cơ và có biện pháp phù hợp với từng vùng để “bảo vệ vững chắc vùng xanh”, “xanh hóa vùng vàng”, “thu hẹp vùng đỏ”. Nguyên tắc chỉ các cá nhân, phương tiện “được phép mới ra đường”, “ai ở đâu, ở đó”, “người ở vùng nào thì ở vùng đó”. Công an Hà Nội kiểm soát chặt người ra vào vùng đỏ, muốn vào vùng đỏ buộc phải có giấy đi đường có mã nhận diện.
Trường hợp người tới cơ quan ở vùng xanh nhưng phải đi qua vùng đỏ thì buộc phải có giấy đi đường theo mẫu mới. Và bác sĩ, quân đội, công an khi đi làm việc ở vùng đỏ của Hà Nội cũng cần xin giấy đi đường có mã QR nhận dạng. Trường hợp người ở vùng đỏ muốn về quê ở vùng xanh cũng phải có giấy đi đường.
Hà Nội đã phân ra 6 nhóm đối tượng, người thuộc đối tượng nào sẽ xin cấp theo diện đó. Các đối tượng như bác sĩ, quân đội, công an thuộc nhóm 1, thẩm quyền cấp giấy đi đường là của thủ trưởng các đơn vị nơi người đó công tác.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 –Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư