Một số loại tài sản trí tuệ điển hình như thương hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh,.. sẽ được bảo vệ bằng quyền sở hữu công nghiệp. Thông qua quyền này Nhà nước cũng như chủ sở hữu có thể kịp thời áp dụng các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền chính đáng của mình. Đi kèm với đó là chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn nội dung quyền sở hữu công nghiệp. Đây cũng đồng thời là cách thức mà Nhà nước tạo niềm tin cho các chủ thể có thể yên tâm lao động trí tuệ và sáng tạo không ngừng.
Nội dung quyền sở hữu công nghiệp
Xem thêm:
Nên làm gì khi nhãn hiệu của công ty bị xâm phạm?
Tìm hiểu về bồi thường thiệt hại do xâm phạm nhãn hiệu
Thực thi quyền tác giả bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ
Khái quát chung về quyền sở hữu công nghiệp
Các đối tượng sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ vốn là tài sản của doanh nghiệp, của cá nhân được pháp luật thừa nhận. Những loại tài sản này mang giá trị rất lớn và cũng dễ bị xâm hại nếu có sự lơ là trong công tác bảo vệ. Do đó mà quyền sở hữu công nghiệp ra đời như một vũ khí tối thượng củng cố cho nền tảng này.
Quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì đây là quyền của tổ chức, cá nhân. Quyền này được áp dụng đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:
– Sáng chế
– Kiểu dáng công nghiệp
– Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
– Bí mật kinh doanh
– Tên thương mại
– Chỉ dẫn địa lý
Quy định về quyền sở hữu công nghiệp
Mục đích của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp là để bảo vệ pháp chế, là bảo đảm sự chấp hành pháp luật trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Hoạt động này nhằm đảm bảo cho các nội dung của quy phạm pháp luật được thi hành một cách nghiêm chỉnh, có hiệu lực. Thông qua đó bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, của xã hội và của chủ sở hữu đối tượng.
Nội dung quyền sở hữu công nghiệp
Pháp luật Việt Nam đã ghi nhận quyền sở hữu công nghiệp là một phần không thể thiếu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Việc ghi nhận này được thể hiện thông qua 3 nội dung quyền sở hữu công nghiệp như sau:
Ban hành quy phạm pháp luật
Để bảo đảm cho tính hiệu lực thực thi mà Nhà nước ban hành các quy định pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp. Nhờ vậy mà quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể được giữ vững hơn. Từ cách thức xác lập quyền, thủ tục, trình tự để xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các đối tượng phải đăng ký đều được thể hiện rõ ràng. Muốn được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, tác giả và những chủ thể khác có liên quan phải nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Đối tượng của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bao gồm quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, tên thương mại và quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý. Từng đối tượng này sẽ có những yêu cầu khác nhau. Muốn được bảo vệ bằng quyền này thì buộc phải đáp ứng các yêu cầu đó. Vì vậy mà góp phần tạo nên tính thống nhất chung cho cơ chế này.
Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp
Khi quyền sở hữu công nghệ được xác lập cũng là lúc chủ sở hữu phát sinh quyền bảo vệ đối với tài sản trí tuệ của mình. Mọi hoạt động liên quan đến các đối tượng đó đều phải nhận được sự đồng ý. Người nào sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp của người khác đang trong thời gian bảo hộ mà không xin phép chủ sở hữu các đối tượng này thì bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (trừ các trường hợp có quy định riêng). Khi đó tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam về nội dung quyền sở hữu công nghiệp. Để được thông tin chi tiết, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhiều hơn.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng Đài Tư Vấn Hôn Nhân Gia Đình: 1900.599.995